Thứ sáu, ngày 19/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Phóng viên "kiêm" điệp viên


(08/12/2015 15:34:31)

Bức ảnh chụp năm 1954 của Cedric Belfrage trong hồ sơ lưu trữ của Cơ quan Tình báo nội địa Anh (MI5)

Ấy là Cedric Belfrage, phóng viên người Anh làm việc cho tờ báo hàng đầu của nước này - The Daily Express.

Cedric Belfrage đã tiết lộ những bí mật cực kỳ nhạy cảm cho người Nga trong thời gian ông làm việc cho cơ quan an ninh của Anh tại Mỹ. Trong số những thông tin ông chuyển cho phía Liên Xô, ngoài các tài liệu nhạy cảm về nước Pháp dưới thời chính quyền Vichy còn có thông tin về chính sách của Anh đối với Trung Đông và Nga. Các tài liệu mật do Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) công bố hôm 21/8/2015 đã coi ông là nhân vật thứ sáu trong đường dây gián điệp nổi tiếng một thời "Bộ năm Cambridge". Đường dây gián điệp này hoạt động ngay tại cơ quan đầu não tình báo Anh trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ hai và những năm đầu tiên của thời đại nguyên tử.

Không giống như "bộ năm" nổi tiếng thời đó, Belfrage hầu như không được lịch sử đề cập đến. Ông không đào tẩu sang Moskva (Nga) và cũng chưa bao giờ bị truy tố bởi tội danh làm gián điệp. Những thông tin chi tiết về cuộc đời của ông được mô tả trong hàng trăm tài liệu tuyệt mật. Chúng cho thấy mước độ tình báo Liên Xô thâm nhập vào hệ thống thông tin của nước Anh sâu như thế nào - đến mức mà các quan chức Anh không thể tin đó là sự thực.

Các tài liệu đó cũng khắc họa nên một nhân vật mà thậm chí những tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng nhất cũng khó có thể sáng tạo ra. Sinh ra ở Luân Đôn vào năm 1904, Belfrage theo học tại Đại học tổng hợp Cambridge chuyên ngành điện ảnh, nhưng rời ghế nhà trường khi chưa nhận được một tấm bằng nào. Đầu những năm 1930, ông viết về lĩnh vực phê bình điện ảnh cho các tờ báo The Daily ExpressSunday Express và được trả lương cao nhất ở Anh trong lĩnh vực này. Trong khoảng từ năm 1935 đến 1936, Belfrage phụ trách chuyên mục phê bình điện ảnh của tờ báo The Daily Express trước khi chuyển đến sống ở Los Angeles (Mỹ). Ngoài ra, ông còn là một dịch giả, từng đoạt giải trong thể loại tiểu thuyết viễn tưởng của Nam Mỹ và là tác giả của hơn nửa tá tự truyện.

Trụ sở tòa soạn báo The DaiLy Express

Từ năm 1942 đến 1944, Belfrage được Cơ quan Tình báo nước ngoài (M16) tuyển dụng và trở thành cánh tay đắc lực cho William Stephenson, Trưởng bộ phận an ninh của Anh ở New York (Mỹ) và đồng thời là sĩ quan tình báo cao caaos nhất của Anh ở tây bán cầu. Trong thời gian đó, Belfrage hoạt động rất tích cực và được coi là "tài sản" có giá trị nhất của Liên Xô. Thật vậy, theo Chirstopher Andrew, nhà cựu sử học của M15, Moskva đánh giá những thông tin mà Belfrage cung cấp quan trọng hơn so với điệp viên nổi tiếng cùng thời đó làm việc cho họ là Kim Philby, người đến nay vẫn được cho là điệp viên thành công nhất Liên Xô.

Cuộc đời hoạt động tình báo của Belfrage được đánh giá là cực kỳ thành công, không phải chỉ bởi giá trị của những thông tin mà ông chuyển cho phía Liên Xô, mà còn bởi việc ông dễ dàng qua mặt được các cơ quan an ninh. Belfrage cũng tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị. Ông trở thành đảng viên cộng sản trong những năm 1930 và thành lập một tờ báo ủng hộ phong trào cộng sản trong những năm 1940.

Phải mất nhiều năm, cơ quan phản gián Anh mới bắt đầu để ý đến cựu nhân viên cũ của họ. "Tôi nhắc lại rằng Belfrage đã được các ngài tuyển dụng". Nên anh ta gần như chắc chắn tiếp cận với nhiều loại tài liệu mật. B.A Hill, một nhân viên cao cấp của MI5 hoạt động trong lĩnh vực chống khủng bố, đã viết như vậy cho các đồng nghiệp của ông làm việc ở MI6 năm 1955, ngay sau khi Belfrage bị trục xuất khỏi nước Mỹ vì có thiên hướng ủng hộ cộng sản.

Hill đã đúng. Bộ phận giải mã sau này của Mỹ tiết lộ, Belfrage đã chuyển những thông tin có độ nhạy cảm cao cho điệp viên Nga, trong đó bao gồm báo cáo tóm tắt những buổi làm việc của Thủ tướng Anh Winston Churchill.

Hoạt động gián điệp của Belfrage bị bại lộ là do không may mắn. Năm 1943, chỉ huy mạng lưới của ông, điệp viên Liên Xô Jacob Golos, bí danh "Âm thanh", đột ngột qua đời sau một cơn đau tim. Belfrage bị mất liên lạc với Moskva. Sau đó, vào năm 1945, người thay thế Golos, Elizabeth Bentley, quyết định đào tẩu sang Mỹ, mang theo danh tính của 30 điệp viên hoạt động trong mạng lưới tình báo các nước phương Tây.

Belfrage bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt và thẩm vấn vào năm 1947. Ông thừa nhận đã chuyển các tài liệu cho Liên Xô nhưng ông có một biện pháp bảo vệ rất ranh ma: ông nói với các nhân viên điều tra rằng mặc dù các tài liệu là nguyên gốc nhưng đó chỉ là các mồi nhử không có giá trị. Ông làm việc đó theo lệnh của MI6 để nhử người Nga cung cấp lại cho ông những thông tin còn giá trị hơn gấp nhiều lần. Khi FBI liên hệ với phía Anh để kiểm chứng thông tin, họ vấp phải bức tường chắn. MI6 từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào về Belfrage bởi điều này trái với các nguyên tắc chia sẻ tin tức tình báo của họ. Ngoài ra, MI6 không muốn đối diện với một thực tế rằng, họ đã tuyển dụng nhầm một người có thiên hướng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi bị trục xuất khỏi nước Mỹ, Belfrage cũng không bị truy tố. M16 vẫn không hé lộ những gì họ biết và không biết về Belfrage. M15 liên tục theo dõi ông trong nhiều năm sau này nhưng cũng không đạt được kết quả gì. Belfrage qua đoeì ở thành phố Cuernavaca, Mexico, vào năm 1990.

Theo Nội san Thông tấn, số 11/2015

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Một số công cụ Online Marketing sản phẩm báo chí hiệu quả (05/11/2015 09:37:56)

Sự trỗi dậy của "nhà báo robot" (07/07/2015 11:04:50)

Danh sách các tác phẩm được tặng giải thưởng giải báo chí TTXVN năm 2014 (07/07/2015 10:21:25)

Chạm đến được những vấn đề nóng nhất (07/07/2015 10:18:13)

Giải Ảnh báo chí thế giới 2014: Luôn hướng tới các vấn đề đương đại (11/05/2015 11:09:38)

Tương lai tin tức (03/04/2015 15:30:12)

Truýằn thông Ä‘a phặ°ặĂng tiỏằ‡n biỏº¿n Ä‘ỏằ•i bỏằ™ mỏºãt bÃĂo chÃư (08/01/2015 13:13:22)

Lời khuyên cho phóng viên trong bảo mật thông tin (04/12/2014 11:52:38)

"XÃằy" háỨầp dáỨền hẳắn là "káỪẶ xáỨầu" (31/10/2014 10:54:57)

Thông tấn xã Nga mừng "sinh nhật" bằng việc lấy lại tên gọi lịch sử -TASS (03/10/2014 14:55:12)