Thứ tư, ngày 24/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông Trung Quốc


(09/02/2010 08:53:57)

Truýằn thông Trung Qỳằ‘c Ä‘ÃÊ có nhỏằ¯ng bặ°ỏằ›c phÃĂt triỏằƒn vặ°ỏằÊt bỏºưc trong 60 năm qua. Không chỏằ‰ Ä‘ÃĂp ỏằâng tỏằ‘t nhu cỏºĐu thông tin và giỏºÊi trÃư cỏằĐa ngặ°ỏằi dÃÂn trong nặ°ỏằ›c, truýằn thông Trung Qỳằ‘c còn hỏằ™i nhỏºưp mỏºĂnh mỏºẵ vỏằ›i truýằn thông qỳằ‘c tỏº¿. Đài truýằn hÃơnh trung ặ°ặĂng Trung Qỳằ‘c (CCTV), NhÃÂn dÃÂn nhỏºưt bÃĂo và TÃÂn Hoa xÃÊ là nhỏằ¯ng cÃĂnh chim Ä‘ỏºĐu đàn cỏằĐa truýằn thông Trung Qỳằ‘c.

            Trước những năm 1980 ngược về thời điểm thành lập nuớc CHND Trung Hoa năm 1949, truyền thông Trung Quốc đơn thuần chỉ là truyền thông truyền thống: truyền hình, phát thanh, báo in và tạp chí. Năm 2000, Internet và báo điện tử mới chính thức xuất hiện và lập tức trở thành dạng truyền thông quan trọng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

            Truyền hình phát triển nhanh nhất. Nếu như năm 1978, cứ 100 người dân Trung Quốc mới có một người được tiếp cận với sóng truyền hình mỗi ngày và chỉ có chừng 10 triệu hộ gia đình có máy thu hình thì tới năm 2003, tỉ lệ này là 35/100 và cả nước có khoảng 1 tỉ chiếc tivi. Năm 1965 Trung Quốc có 15 đài truyền hình và 93 đài phát thanh, hiện nay có khoảng 7.000 đài truyền hình theo kỹ thuật analog thông thường, 3.000 kênh truyền hình cáp, 20 kênh truyền hình vệ tinh và 1.000 đài phát thanh. Đứng ở vị trí hàng đầu là Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) với 16 kênh phủ sóng quốc gia.

            Báo in cũng có những bước phát triển nhanh chóng không thua kém truyền hình. Nếu như năm 1968 trên toàn đại lục chỉ có 42 tờ báo thì 12 năm sau, con số này đã lên tới 382 và hiện nay là hơn 2.200 tờ báo, 7.000 tạp chí và bản tin, nổi bật trong số đó là Nhân dân nhật báo. Tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc không chỉ tăng liên tục lượng phát hành bằng tiếng Trung Hoa mà còn phát triển mạnh mẽ phiên bản tiếng Anh nhằm tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài. Đội ngũ làm báo Trung Quốc có trình độ ngày càng cao do được tuyển chọn kỹ càng, đào tạo bài bản.

            Sẽ không thể nói được gì nhiều về truyền thông Trung Quốc nếu không nói đến Tân Hoa xã. Trong gần 80 năm xây dựng và phát triển (thành lập ngày 7/11/1931), Hãng đã trở thành trung tâm thu thập và phân phối thông tin lớn nhất Trung Quốc với đội ngũ nhân viên lên tới 10.000 người làm việc tại 31 trụ sở trên cả nước và 107 văn phòng đại diện trên khắp thế giới. THX còn có 20 đầu báo và hơn 10 tạp chí bằng nhiều thứ tiếng. Trung bình mỗi ngày THX phát đi 1.700 thông tin bằng chữ và 1.500 thông tin hình ảnh, 700 phút thông tin video, duy trì mạng thông tin bằng 8 thứ tiếng. Năm 2008, THX đã khai trương sàn giao dịch thông tin tài chính tại Thượng Hải (TH08). Ngày 1/7/09, THX khai thông dịch vụ thông tin trên máy di động.

            THX vừa thành lập Hãng truyền hình riêng (China Xinhua News Network Corporation - CNC). Phát biểu tại lễ khai trương ngày 31/12/09, Tổng Giám đốc THX, Lý Tòng Quân cho biết CNC sẽ bắt đầu phủ sóng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số nước châu Âu từ ngày 1/1/2010. CNC có các kênh tin tức, phân tích sự kiện, phỏng vấn, tài chính, thương mại... phát bằng tiếng Trung Quốc suốt ngày đêm. Từ tháng 7/2010, CNC sẽ bắt đầu chương trình truyền hình bằng tiếng Anh và trong tương lai sẽ có các chương trình bằng các thứ tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Ả-rập. Thực tế lâu nay THX vẫn cung cấp các bản tin truyền hình bằng tiếng Anh cho khoảng 50 hãng truyền thông quốc tế như CNN, Reuters, v.v. Những cố gắng trên của THX là một bước cạnh tranh với CCTV. Hè 2009, "đại gia" này đã triển khai kênh truyền hình tiếng Ả-rập tới 22 quốc gia với số người xem lên tới 300 triệu. Bên cạnh các kênh tiếng Pháp và Tây Ban Nha sẵn có, CCTV đã phát kênh tiếng Nga từ tháng 9/09 và đang xây dựng kênh ngữ Bồ Đào Nha. Tham vọng của CCTV là cuối năm 2011 sẽ có 10 kênh truyền hình phạm vi chi phối toàn cầu.

            THX hiện đang duy trì quan hệ với các hãng thông tấn và cơ quan báo chí của hơn 110 nước và khu vực, trong đó có TTXVN. Mục tiêu chiến lược của hãng là trở thành hãng thông tấn lớn thứ 5 trên thế giới.

           

            Đầu tư lớn để hội nhập

            Sự có mặt của Internet khiến cho hội nhập quốc tế của truyền thông Trung Quốc nhanh và hiệu quả hơn thông qua việc thúc đẩy hợp tác với nước ngoài. Trung Quốc vừa ký hợp đồng xây dựng trung tâm thông tin vệ tinh cho CHĐCN Lào, sau khi đã làm thành công tại Nigeria và Vênêxuêla.

            Trung Quốc có kế hoạch đầu tư nhiều tỉ đôla trong vài năm tới để phát triển các công ty truyền thông và giải trí thành những tập đoàn hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh với các "đại gia" quốc tế như Bloomberg, Time Warner, Viacom. Các công ty này sẽ sản xuất nhiều sản phẩm mang nội dung giải trí và văn hoá đa dạng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một trong những hãng được hưởng lợi từ chính sách mới, ngoài CCTV hoặc THX, là tập đoàn truyền thông Thượng Hải (SMG). Từ tháng 8/2009, tập đoàn này đã được Nhà nước cho phép cơ cấu lại tổ chức và phát hành cổ phiếu. SMG sở hữu hàng loạt công ty truyền hình, phát thanh, báo ngày, tạp chí, hãng sản xuất phim. Năm 2008, SMG đạt doanh thu gần 1 tỉ USD và lợi nhuận 100 triệu USD. Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) đã quyết định cho SMG vay 1,5 tỉ USD trong 5 năm và hợp tác với công ty này lập một quỹ đầu tư có số vốn 735 triệu USD, với nhiệm vụ hỗ trợ phát triển lĩnh vực truyền thông và giải trí.

            Hầu hết các tập đoàn truyền thông quốc tế như CNN, Star TV, Reuters,... đều coi Trung Quốc là một thị trường chiến lược hàng đầu. Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép các công ty tư nhân và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực truyền thông và giải trí (phim ảnh, truyền hình, ca nhạc...), thông qua liên kết với các công ty truyền thông Nhà nước.

Minh Cầm (tổng hợp theo các nguồn Tân Hoa xã, New York Time, Vietnam+)
Theo Nội san Thông tấn, số 1+2/2010

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2009) SPOUTNIK, cuốn giáo khoa của tôi  (27/11/2009 09:21:04)

Philip Jones Griffiths, người bạn lớn của các nạn nhân da cam Việt Nam (31/08/2009 15:37:20)

Nghệ sĩ Phạm Thính và bức ảnh "Cầu Người" (31/08/2009 15:27:27)

Chuýằ‡n bÃĂo chÃư thỏº¿ giỏằ›i (10/07/2009 09:36:57)

Lối thoát nào cho ngành báo in Mỹ? (02/06/2009 08:58:31)

Truýằn thông Mỏằạ lao Ä‘ao trong khỏằĐng húºÊng tài chÃưnh (11/05/2009 14:54:31)

Giải Ảnh báo chí thế giới 2009 đã có chủ (16/04/2009 14:51:00)

Thắp nén tâm nhang tiễn nhà báo Ba Đỗ - Nguyễn Văn Hạng (08/04/2009 09:37:07)

Một số địa chỉ báo chí Nga trên mạng (30/12/2008 19:28:56)

Nhà báo Đặng Kiên hơn 50 năm miệt mài (30/12/2008 18:58:37)