Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

"ThÃƠng tin ẢỔáỪỔi ngoáỨắi cáỨận mang hẳắi tháỪỲ cuáỪỎc sáỪỔng ẢỔẳồẳắng ẢỔáỨắi"


(15/10/2009 16:01:03)

Nhà báo Lê Sơn là nguyên Ủy viên Ban biên tập, Trưởng phòng Biên tập Báo ảnh Việt Nam (BAVN), nguyên Tổng biên tập báo Tin Tức. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục cộng tác với BAVN trong vai trò một biên tập viên hợp đồng. Lứa phóng viên trẻ chúng tôi coi ông như người thầy và học được ở ông rất nhiều kinh nghiệm làm báo. Ông chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm viết báo cũng như những suy nghĩ nhằm nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại trên BAVN.

            - Là người làm báo lâu năm, theo ông, viết BAVN có khác gì so với viết báo đối nội?

            Trước hết, chúng ta cần phải biết rằng ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp,... họ không có sự phân biệt rành mạch viết báo đối nội với viết báo đối ngoại. Tất cả những tờ báo họ xuất bản trong nước cũng đồng thời là để độc giả nước ngoài cùng biết, cùng đọc. Ở Việt Nam hiện nay chưa có những tờ báo mang tầm cỡ quốc tế, tức là những tờ báo cho cả độc giả trong nước và nước ngoài cùng đọc. Vì vậy mới có chuyện viết báo đối nội và viết báo đối ngoại. Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), BAVN ra đời với mong muốn độc giả nước ngoài cũng như người Việt Nam sống ở nước ngoài hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Việc phân định đối tượng độc giả rõ ràng như vậy đã quy định người viết viết gì trên mặt báo BAVN.

 

            - Để đạt được hiệu quả tuyên truyền cao nhất tới hai đối tượng độc giả chính, là người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài, xin ông chia sẻ một vài kinh nghiệm viết bài trên BAVN?

            Một bài trên BAVN bao giờ cũng gồm hai phần: bài viết và ảnh. Hai phần này gắn bó hữu cơ, thống nhất, bỏ đi một phần thì phần còn lại thiếu hoàn chỉnh và bị giảm tác dụng. Ảnh và bài đều có vai trò, vị trí riêng, khó có thể thay thế cho nhau được. Nếu ảnh chủ yếu cho độc giả thấy được cái bề mặt, cái bề nổi thì bài viết cung cấp những thông tin mà ảnh khó có thể đem đến cho người đọc. Từ đặc điểm này, người viết cần phối hợp chặt chẽ với phóng viên ảnh lựa chọn thông tin sao cho bài, ảnh bổ sung cho nhau tốt nhất.

            Viết bài trên BAVN như thế nào phụ thuộc nhiều vào nội dung mà người viết đề cập, lựa chọn. Người viết nêu vấn đề gì đi chăng nữa nhưng nếu nội dung không phù hợp với tâm lý độc giả nước ngoài, với mong muốn của họ tìm hiểu Việt Nam thì hiệu quả thông tin sẽ không đạt được kết quả như ý. Người viết không nên viết theo lối tự nhiên chủ nghĩa, tức là đưa tất cả thông tin, hình ảnh mà mình mắt thấy, tai nghe lên mặt báo. Người viết cần chọn một hình thức sinh động, ví dụ thông qua những con người và sự việc cụ thể, có tính điển hình để khái quát vấn đề. Với người viết BAVN, một cái khó nữa là phải viết ngắn gọn, súc tích nhưng lại phải chứa đựng ý nghĩa nhất định, nhẹ nhàng, không lên gân, có hiệu quả sâu đậm đối với độc giả nước ngoài. Ngắn gọn ở đây không có nghĩa là hạn chế sử dụng những phương pháp tu từ, không có nghĩa là "làm văn" trong báo. Cái nhẹ nhàng, không lên gân ấy cũng không đối lập với mục đích tuyên truyền.

            Khi viết cần lựa chiều để độc giả nước ngoài có thể hiểu về Việt Nam. Lựa chiều ở đây không phải là tìm cách tô hồng mà là để họ hiểu rất thật về Việt Nam. Thậm chí người Việt Nam sống lâu năm ở nước ngoài thì cũng đã quen với cách viết, cách đọc báo của các nước phương Tây, có thể họ sẽ có cảm giác khó chịu khi đọc một tờ báo chỉ toàn đề cập đến thông tin tích cực, một chiều, mang tính tuyên truyền nhiều hơn thông tin. Độc giả nước ngoài ưa đọc những cái cụ thể, những chi tiết cô đọng. Viết để người đọc tự rút ra kết luận chứ đừng ép độc giả nước ngoài chấp nhận một kết luận có sẵn. Có những chỗ viết cho độc giả người Việt Nam cần tỉ mỉ thì viết cho độc giả nước ngoài chỉ cần lướt đi. Cũng có khi viết cho độc giả người Việt Nam có thể lướt đi thì viết cho độc giả nước ngoài lại phải cụ thể ở một mức độ nhất định giúp bạn đọc đủ hiểu. Dẫn chứng cụ thể, nếu viết bài đối nội, người viết chỉ cần viết ngày mồng 10/3 âm lịch tại tỉnh Phú Thọ có tổ chức Lễ hội đền Hùng là đủ. Nhưng viết cho độc giả nước ngoài lại cần nói rõ ngày mồng 10/3 âm lịch là ngày gì? đền Hùng là đền nào? ở đâu? thờ ai? Đền có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống người dân Việt Nam? Đây cũng là một cái khó nữa đối với người viết BAVN khi cùng một lúc phải cung cấp thông tin cho hai đối tượng mà không thể đánh đồng cả hai đối tượng đó với nhau.

 

            - Ông đánh giá thế nào về các bài viết cho độc giả nước ngoài trên BAVN của lớp phóng viên trẻ trong thời gian vừa qua?

            Đa số các bài trên BAVN phóng viên trẻ thực hiện tốt, đề tài thật sự có ý nghĩa. Thế nhưng cũng có bài viết chưa thật trúng lắm, đi vào các vấn đề mà dường như độc giả nước ngoài ít quan tâm, tìm hiểu. Một trong những lỗi mà các phóng viên trẻ bây giờ thường hay mắc phải là viết những câu văn sáo rỗng, đọc gần như không có thông tin gì cả, hoặc là viết nội dung lặp đi lặp lại. Đoạn trên có rồi đoạn dưới lại nói, có thể chỉ khác đi một chút.

 

            - Bên cạnh việc cần nâng cao kỹ năng viết nói riêng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung, các phóng viên trẻ cần làm gì để nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại trên BAVN, thưa ông?

            Độc giả nước ngoài tìm đến báo chí để tìm đọc thông tin là chính. Họ rất muốn biết những vấn đề nóng trong đời sống người của người Việt Nam.

            Theo tôi, BAVN giờ không nên né tránh những vấn đề nóng của cuộc sống. Những giai đoạn trước BAVN khác, nặng về tuyên truyền vì độc giả nước ngoài ít có thông tin về Việt Nam nên họ sẵn sàng tiếp nhận. Bây giờ, phương tiện thông tin đại chúng quá nhiều, rõ ràng BAVN phải cạnh tranh thông tin chứ không nên tuyên truyền một chiều. Nên chăng, coi thông tin đối ngoại hơn là tuyên truyền đối ngoại? Nếu ở vị trí của một độc giả nước ngoài, tôi cần những thông tin đối ngoại trên BAVN mang hơi thở của cuộc sống đương đại. Những đề tài kiểu giới thiệu đình, chùa... không nên đưa quá nhiều trang, cần để dành trang cho những vấn đề hôm nay...

         

            -   Xin cảm ơn ông.

Nguyễn Tuấn Long
Theo Nội san Thông tấn, số 10-2009

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Báo Thể thao&Văn hoá: "Trao giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ hai" (05/10/2009 11:03:04)

Sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí (05/10/2009 10:30:37)

Tôi đi phát hành báo Tin Tức (05/10/2009 10:25:36)

Nghệ thuật nhiếp ảnh và cơ chế thị trường  (05/10/2009 10:22:53)

Giải báo chí TTXVN năm 2009 Có giải cao, nhưng... (05/10/2009 10:08:17)

Một tác phẩm mang đậm tính nhân văn (05/10/2009 09:57:36)

Thời cơ và thách thức! (05/10/2009 09:44:09)

Philip Jones Griffiths, người bạn lớn của các nạn nhân da cam Việt Nam (31/08/2009 15:37:20)

Kiến thức thông thường giúp bạn phòng chống cúm A(H1N1) (31/08/2009 15:34:52)

Nghệ sĩ Phạm Thính và bức ảnh "Cầu Người" (31/08/2009 15:27:27)