Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Viết cho độc giả nước ngoài còn khó hơn


(15/10/2009 16:15:24)

"ViáỨƯt bÃắo ẢỔáỪỔi náỪỎi ẢỔÃặ khÃỠ, viáỨƯt bÃắo ẢỔáỪỔi ngoáỨắi cÃỗn khÃỠ hẳắn. ViáỨƯt ẢỔáỪẶ ngẳồáỪŨi nẳồáỪỈc ngoài hiáỪẶu váỪẮ ViáỪẬt Nam, ẢỔáỪỘng tháỪŨi bài viáỨƯt láỨắi ẢỔi kÃẽm áỨặnh, nghẢẹa là pháỨặi ẢỔẢẶng ẢỔáỪỔi cÃỰng nháỪống táỨầm áỨặnh ẢỔáỪẶ ẢỔáỨẹy bài viáỨƯt ẢỔáỨắt ẢỔáỨƯn hiáỪẬu quáỨặ cao nháỨầt cáỪậa nÃỠ", nháỪống láỪŨi nÃỠi ẢỔÃỠ cáỪậa nguyÃến TáỪỚng biÃến táỨễp BÃắo áỨặnh ViáỪẬt Nam, NguyáỪẦn Vinh Quang, luÃƠn ẢỔeo ẢỔuáỪỚi tÃƠi...

            Trước khi về Báo ảnh Việt Nam (BAVN) tôi đã làm báo được gần 10 năm, kinh qua vài cơ quan báo chí và đã thực hiện nhiều thể loại, nội dung viết khác nhau. Cứ thế tôi bước vào BAVN với một cách tư duy như mình vốn có: viết đối nội với đối ngoại thì có gì là khác nhau đâu!

            Những bài báo đầu tiên, vì để phù hợp với ảnh, nhiều khi tôi cố lái suy nghĩ độc lập của mình để tạo một bài viết mang tính liệt kê, thậm chí là quá đơn điệu. Sau khi được các cô chú trong Ban biên tập nhắc nhở, tôi liền mày mò tìm hiểu về viết báo đối ngoại. Vì biết tiếng Nga, tôi tìm lại các tờ họa báo của Liên Xô trước đây để đọc. Rồi tôi lần mò tìm cách triển khai đề tài, viết bài sao đăng đối cùng ảnh - vốn là một mảng hết sức quan trọng của tờ báo - để tăng hiệu quả tuyên truyền cho bài.

            Mới chỉ làm việc với tư cách là phóng viên viết tại BAVN được tròn 8 tháng, nhưng với kinh nghiệm và những điều học hỏi của mình, tôi có một vài nhận định muốn đem ra trao đổi với các đồng nghiệp. Cái khó của người viết báo đối ngoại trước hết chính là xác định được nội dung, cách thức tiếp cận và tâm lý của độc giả nước ngoài. Người nước ngoài có trình độ nhận thức và học vấn khác chúng ta. Tôi nhớ có một lần, nhà văn hóa Hữu Ngọc nói chuyện về viết báo đối ngoại cho rằng: "Nói về đối tượng độc giả nước ngoài chung chung là không đúng, vì tâm lý các nước phát triển khác các nước đang phát triển, các nền văn minh và văn hóa dân tộc khác nhau. Viết cho độc giả Mỹ khác viết cho độc giả Thái Lan, Ả Rập, Trung Quốc... Tốt nhất, phải có bút viết riêng cho từng khu vực, bằng ngôn ngữ khác nhau".

            Ngoài trình độ dân trí, độc giả nước ngoài còn quen với phương pháp tư duy lô-gíc. Họ suy nghĩ theo cách quy nạp, đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng. Đối với họ, phải đưa tư liệu, chứng cứ trước rồi kết luận sau. Là nhà báo giỏi thì để tự người đọc kết luận, chứ đừng kết luận hộ. Hãy luôn nhớ rằng độc giả nước ngoài không thích dài dòng mà đi thẳng vào vấn đề.

            Điều ngăn trở độc giả nước ngoài tiếp cận thông tin báo chí nước ta chính là yếu tố văn hóa. Họ còn xa lạ về tập quán, đặc tính truyền thống, giá trị đạo đức, lịch sử... của Việt Nam. Chính vì thế, khi viết một bài báo liên quan đến các vấn đề trên, không thể không có những giải thích cụ thể, ngắn gọn nhưng cô đọng, đủ ý, để họ có thể hình dung về một khái niệm hay một nhận định mà ta đưa ra.

            Một yếu tố nữa, đó là người nước ngoài thường xuyên đặt câu hỏi, hay nói đúng hơn là họ có đầu óc nghi ngờ khoa học. Họ từ chối chấp nhận bất cứ điều gì mà không được kiểm chứng, sàng lọc cả trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Vì thế, nhà báo khi làm thông tin đối ngoại nên cẩn trọng, mọi chi tiết trong bài viết phải hết sức lô-gíc, nhất quán thì mới thuyết phục được độc giả nước ngoài.

Lê Hữu Tuấn
Theo Nội san Thông tấn, số 10-2009

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Một chuyến Tây Giang (15/10/2009 16:10:42)

"ThÃƠng tin ẢỔáỪỔi ngoáỨắi cáỨận mang hẳắi tháỪỲ cuáỪỎc sáỪỔng ẢỔẳồẳắng ẢỔáỨắi" (15/10/2009 16:01:03)

Báo Thể thao&Văn hoá: "Trao giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ hai" (05/10/2009 11:03:04)

Sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí (05/10/2009 10:30:37)

Tôi đi phát hành báo Tin Tức (05/10/2009 10:25:36)

Nghệ thuật nhiếp ảnh và cơ chế thị trường  (05/10/2009 10:22:53)

Giải báo chí TTXVN năm 2009 Có giải cao, nhưng... (05/10/2009 10:08:17)

Một tác phẩm mang đậm tính nhân văn (05/10/2009 09:57:36)

Thời cơ và thách thức! (05/10/2009 09:44:09)

Philip Jones Griffiths, người bạn lớn của các nạn nhân da cam Việt Nam (31/08/2009 15:37:20)