Thứ năm, ngày 25/04/2024

Sổ tay phóng viên

Sáng tạo trong báo chí chưa bao giờ dễ dàng và đa dạng về cách thức và ứng dụng như hiện nay. Điều này không chỉ tạo ra sự sinh động và thú vị, mà còn lan tỏa tới những lĩnh vực ít ngờ nhất trong kinh doanh báo chí. Cách nay không lâu, sáng tạo trong báo chí thường được hiểu là thiết kế một trang bìa độc đáo, một trang đôi tạp chí khiến người xem kinh ngạc, hoặc các chiến dịch quảng cáo bằng phương tiện in ấn. Hiện nay, sáng tạo bùng nổ ở rất nhiều khía cạnh: sản xuất video, xác định đối tượng, tương tác với đối tượng, các nền tảng kể chuyện, tưởng tượng câu chuyện, cách thể hiện câu chuyện, các giải pháp công nghệ phổ biến, tường thuật dữ liệu… Trong khuôn khổ bài viết này, Nội san Thông tấn xin giới thiệu những sáng tạo trong xác định đối tượng công chúng.

Ở số tháng 12/2021, Nội san Thông tấn đã giới thiệu podcast là một loại hình truyền thông mới, có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ với thị trường quảng cáo và các yếu tố công nghệ. Bên cạnh đó, podcast còn có rất nhiều mô hình có thể đem lại doanh thu cho các cơ quan báo chí, từ hội nghị ảo, các khóa học trực tuyến, đăng ký dài hạn đến huấn luyện, tư vấn, đóng gói sách và sách điện tử, chuyển thể thành phim truyền hình...

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực từ ngày 5/3/2020. Theo đó, các văn bản hành chính và bản sao văn bản áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sẽ phải viết hoa trong 5 trường hợp sau:

Roger Renni, Giám đốc, chuyên viên tư vấn cấp cao của Key Objectives phát biểu tại một cuộc hội thảo trực tuyến mới đây của Hiệp hội Báo chí và các Nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA), trong đó nhấn mạnh đến việc đảm bảo an toàn cho phóng viên ra hiện trường tác nghiệp về dịch COVID-19. Nội san Thông tấn xin giới thiệu nội dung chính của bài phát biểu này.

Nhà báo Laura Helmuth, biên tập viên về y tế và khoa học của báo Washington Post và từng là Chủ tịch Hiệp hội nhà báo khoa học quốc gia của Mỹ đã đưa ra một số lời khuyên khi đưa tin về dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19. Nội san Thông tấn giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

“Kinh hoàng” và “khủng khiếp” là những cụm từ mà nhiều người sử dụng để nói về trận động đất kèm sóng thần xảy ra ở khu vực đông bắc Nhật Bản hồi tháng 3/2011. Có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm đó, tôi đã chứng kiến những hậu quả khủng khiếp mà động đất gây ra cho đất nước Mặt trời mọc cũng như bản lĩnh mà người dân nước này thể hiện sau thảm họa. Từ những trải nghiệm đó, tôi đã rút ra được những bài học quý báu cho bản thân và hy vọng những bài học ấy sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp khi tác nghiệp nơi xảy ra động đất.

Bằng cách gắn chiếc điện thoại di động thường dùng vào máy quay và sử dụng một ứng dụng nhắc chữ miễn phí có sẵn trên các kho phần mềm, việc dẫn hiện trường hay trả lời phỏng vấn biên tập viên ở trường quay trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Phóng viên theo dõi lĩnh vực y tế trước hết phải là người có ý thức bảo vệ sức khỏe, có sức đề kháng tốt, nếu không họ sẽ là người đầu tiên bị lây nhiễm khi vào vùng dịch. Tiêm văcxin phòng bệnh định kỳ hằng năm, mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang hay giữ thói quen rửa tay sát khuẩn là những việc mà mỗi phóng viên theo dõi y tế cần ghi nhớ. Nội san Thông tấn xin giới thiệu những kinh nghiệm tác nghiệp an toàn trong vùng dịch của nữ phóng viên Dương Bích Ngọc, Ban biên tập Ảnh, với thâm niên 17 năm theo dõi lĩnh vực truyền nhiễm HIV và 11 năm làm phóng viên theo dõi ngành Y tế.

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ một số hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân về tác nghiệp trong bão hay vẫn nói vui là đi “săn bão”, có thể giúp các đồng nghiệp trẻ thêm kinh nghiệm. Và quan trọng hơn là giữ an toàn cho mình, bởi không có thước phim, tấm ảnh hay dòng tin nào đáng giá hơn mạng sống.

Hơn 6 năm công tác ở Phòng ảnh tại TP. Hồ Chí Minh, phóng viên Mạnh Linh đã tham gia đưa tin nhiều vụ cháy xảy ra trên địa bàn và đúc rút một số kinh nghiệm đảm bảo an toàn khi tác nghiệp. Nội san Thông tấn xin giới thiệu cùng bạn đọc.