Thứ năm, ngày 04/07/2024

Truyền thống

Ngày 15/9 năm nay, TTXVN kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống, cũng là lúc kỷ niệm 20 năm ngày mất của cố Tổng Giám đốc TTXVN Đào Tùng, nhà hoạt động thông tấn - báo chí đầy nhiệt huyết, vĩnh viễn ra đi. Quả là sự trùng hợp kỳ diệu: Ông ra đi đúng vào ngày kỷ niệm 45 năm thành lập TTXVN - nơi ông đã gắn bó gần trọn đời mình và để lại những dấu ấn sâu sắc, những đóng góp lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển.

Trong số hội viên Hội Nhà báo tỉnh Nam Định hiện nay không ai có thâm niên nghề nghiệp và có thời gian làm báo ở chiến trường dài như nhà báo TTXVN Lê Văn Hy.

Năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Hà Nội chỉ có hiệu ảnh và một vài nhà nhiếp ảnh tài tử, không có nhiếp ảnh gia làm báo (báo chí trước ngày giải phóng không có khái niệm ảnh báo chí). Nhiếp ảnh kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc và khu Ba trở về cùng gần chục tay máy Nam bộ tập kết và nhiều nhà nhiếp ảnh lừng danh trong kháng chiến được điều động lập Cục Điện ảnh.

Mỗi lần trở về thăm căn cứ kháng chiến, những chuyện kỳ thú về voi rừng thời chống Mỹ lại sống động trong lòng tôi.

Bản tin đối ngoại đầu tiên của TTXVN ra mắt bạn đọc ngay trong buổi phát tin ngày 15/9/1945 của Hãng thông tấn nhà nước của nước Việt Nam độc lập. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, các bản tin thông tấn đối ngoại đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp tuyên truyền cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành tích của tập thể các nhà báo và kỹ thuật viên thuộc nhiều thế hệ của Ban Biên tập tin Đối ngoại đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận bằng việc tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Năm nay, các thế hệ phóng viên - nghệ sĩ nhiếp ảnh TTXVN và gia đình kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của nhà báo Hoàng Tư Trai, nguyên Giám đốc sở Nhiếp ảnh TƯ, Chủ nhiệm Phân xã Nhiếp ảnh, Tổng thư ký Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Phó Tổng Giám đốc TTXVN. Ông đã về cõi từ ngày 25/4/2002 để "hội ngộ" với các cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh và hàng chục liệt sĩ - phóng viên nhiếp ảnh của TTXVN hy sinh vì sự nghiệp báo chí cách mạng.

Được làm "lính" cơ quan Thông tấn xã giải phóng (TTXGP) - bộ phận tiền phương của TTXVN - thời chống Mỹ là niềm tự hào của mỗi phóng viên, biên tập viên, nhân viên Thông tấn lúc bấy giờ. Dù năm tháng trôi qua nhưng tâm trí tôi vẫn mãi nhớ nội dung, tinh thần và sự thiêng liêng của một bản tuyên bố của TTXGP được phát ra Tổng xã ở Thủ đô Hà Nội ngay trên đường hành quân thuở ấy.

Dưới mưa bom bão đạn của giặc thù, vậy mà thuở ấy, trong chiến khu, các nhà báo vẫn náo nức chuẩn bị tổ chức đám cưới. Tới tận bây giờ, đám cưới của anh Thanh Bền và chị Thanh Mai đã để lại trong lòng tôi cũng như bao nhiêu đồng đội của cơ quan Thông tấn xã Giải phóng nhiều kỷ niệm đẹp không thể phai mờ.

Những tháng năm phục vụ cơ quanTTXGP, còn đọng lại mãi trong tôi kỉ niệm về một chuyến công tác đặc biệt.

Tôi sinh 1955, quê ở thị trấn Chi Đông, Mê Linh, Hà Tây cũ. Tôi về TTX tháng 1/1974 thì tháng 3/1975 đi chiến dịch Hồ Chí Minh. Bốn xe cùng đi, với các anh Quỳ, Ngọc Hải, Trương Bá Lương", anh Ngô Văn Bình nhớ lại.