Thứ năm, ngày 04/07/2024

Truyền thống

Chiến mã già thứ hai của TTXVN là bác Phạm Ngọc Lập. Bác Lập sinh năm 1935, quê ở huyện Thọ Xương, Thanh Hoá. 15 tuổi tình nguyện đi bộ đội, làm thiếu sinh quân. Bác kể: Bác ở chiến khu Việt Bắc chừng trên một năm rồi được cử đi học lái xe 3 tháng ở Nam Ninh (Trung Quốc). Học xong về dạy ở trường dạy lái xe quân đội ở Thái Nguyên. Khi trường này giải tán, người TTX sang xin về, năm đó bác 34 tuổi.

Bác Khôi tên thật là Đặng Văn Tý. Sinh năm 1920, năm nay 90 tuổi tròn. Mặt vuông, người gầy, lưng vẫn thẳng, mắt vẫn khá tinh. Dịp tết Canh Dần vừa qua, các anh chị trong Đội xe đến chúc Tết bác. Câu chuyện vui lan dần về quá khứ. Người lái xe cao tuổi nhất TTX hào hứng kể lại cuộc đời của mình, minh mẫn, bộc trực:

Không thể đếm được số ki lô mét mà Đội xe Văn phòng TTXVN đã thực hiện trên các nẻo đường trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế và xây dựng đất nước. Có thể nói đằng sau mỗi con chữ, mỗi dòng tin, mỗi bức ảnh mà phóng viên thực hiện đều thấp thoáng bóng chiếc vô lăng và gương mặt các lái xe của Đội xe thông tấn. Trong mọi thời kỳ, tập thể cán bộ, nhân viên của Đội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ công tác thông tin và các hoạt động khác của ngành.

Tiểu ban ảnh của TTXGP - phiên hiệu B22- đóng tại một khu rừng sát biên giới vớii Campuchia gần Lò Gò, Tân Biên, Tây Ninh. Giống như các cơ quan R trong rừng, trung tâm thường là hội trường kiêm nhà ăn, các lán ở rải rác xung quanh.

Bài thơ Vắng của Lưu Vạn Kha và bài Mẹ tôi của Vũ Duy Bích

Tất cả phóng viên VNTTX tăng cường cho TTXGP, sau một thời gian công tác tại Tổng xã (Giải phóng xã) đều được cử đi thực tế chiến trường. Tùy địa phương xa, gần, mỗi chuyến đi có thể kéo dài 3 tháng, 6 tháng hoặc cả năm...

Cũng với mục đích tiễn năm cũ ra đi một cách bình an và đón mừng năm mới đến với bao khát vọng về hạnh phúc, may mắn, sức khỏe và thành đạt nhưng trên thế giới, hàng tỷ người thể hiện điều đó với nhiều phong tục khác nhau, tạo nên một bức tranh sống động, đầy màu sắc về thời khắc thiêng liêng này.


Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết. Mỹ cam kết chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam...

Một con người, một cá tính đặc biệt hay nổi trội, đều gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Nhưng tìm một người để khắc họa chân dung thật không dễ dàng gì. Có nhiều cuộc đời khác nhau, có người làm ít nhưng lại ồn ào, có người làm nhiều nhưng thầm lặng, đôi khi chìm vào quên lãng. Những người cầm bút thường nói với nhau "nhân vật này có cuộc đời nhưng thiếu bi kịch"! Vũ Khánh thuộc dạng nào? Phải chăng như người ta nói: Gốc khu Bốn, đào tạo ở Đức và lớn lên trong "Miền đất lửa".