Thứ năm, ngày 04/07/2024

Truyền thống

Mèo và hổ cùng thuộc bộ ăn thịt (Carnivora). Bộ này xuất hiện trên trái đất vào thời Paleogen (kỉ Cổ Cận), cách đây khoảng 40 triệu năm. Nhưng nay di tích cổ nhất của mèo đào thấy được ở vào thời Pleistocen (nghĩa là cùng thời với người tiền sử, cách nay gần một triệu năm).

Mang theo quà và những điều chúc tốt lành Tại Vương Quốc Anh, người đầu tiên bước qua cửa nhà vào lúc Giao thừa, gọi là "First footer" (người xông nhà) sẽ là người mang lại sự may mắn cho gia đình trong năm mới.

Đó là phân xã VNTTX đặc khu giới tuyến quân sự Vĩnh Linh (Quảng Trị). Phân xã được thành lập sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chiến ở Đông Dương ngày 20/7/1954, trong đó có Việt Nam, nhằm thông tin về cuộc đấu tranh chính trị, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

Sinh năm 1926, vốn là thầy giáo quê tỉnh Long An, đồng chí Trần Văn Ngãi là một trong số người có mặt đầu tiên ngay khi cơ quan Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) được thành lập. Thuộc hàng cao niên, là đảng viên lâu năm, đồng chí Hai Ngãi luôn lạc quan cách mạng, chân tình, gần gũi, cùng đồng cam cộng khổ với anh em. Mọi người trong cơ quan thường gọi ông với cái tên trìu mến "bác Hai".

Cách đây gần 40 năm, vào thời điểm sau Hiệp định Paris cuối năm 1973 đầu năm 1974, TTXGP Rạch Giá phân công một tổ phóng viên chiến tranh về bám trụ bên bờ sông Cái Bé (huyện Giồng Riềng). Tổ có 4 người: Trần Văn Ngàn, phóng viên ảnh; Lê Nam Thắng, phóng viên tin; Nguyễn Thanh Hà, điện báo viên; Võ Vạn Trăm, điện báo viên kiêm bảo trì máy móc.

Thời gian như một dòng chảy không ngừng, thấm thoát đã tròn nửa thế kỷ đánh dấu ngày ra đời của TTXGP (12/10/1960 - 12/10/2010).

Hàng năm, vào giữa tháng Mười, đông đảo anh em từng công tác tại Thông tấn xã giải phóng (TTXGP) và hiện sống ở TP. Hồ Chí Minh hoặc những tỉnh phụ cận, lại tụ tập với nhau, trân trọng mà đơn giản, kỷ niệm ngày thành lập TTXGP. Không có những bài diễn văn, những lời phát biểu trang trọng. Mọi người chỉ lặng lẽ "nâng ly" và hồi tưởng trong trí nhớ cái giờ phút thiêng liêng "19 giờ" của ngày 12 tháng 10 năm 1960: chiếc máy phát vô tuyến điện 15W bắt đầu phát lên không trung những tín hiệu đầu tiên, chính thức thông báo sự ra đời của một cơ quan thông tấn non trẻ, "Tiếng nói chính thức của những người yêu nước miền Nam Việt Nam" với hô hiệu là "GPX" (Giải phóng xã).

Nhà báo Đinh Thúy (tên thật là Bùi Đình Túy) sinh ra ở mảnh đất có tên trong ca khúc của nhạc sỹ Hoàng Vân: "Có ai về Cảnh Dương, quê tôi đứng nơi đầu sóng gió, truyền thống đánh giặc giữ làng mãi mãi còn đây...". Cảnh Dương, Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình, một vùng đất trù phú, xinh đẹp, chỉ cách đèo Ngang chừng 10 km nhìn về hướng biển.

Khi nói về đồng đội, người ta thường nghĩ về người lính. Đối với tôi còn hơn thế. Đồng đội của tôi là những đồng nghiệp, có cả những người lính, phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên... Để viết đầy đủ, kỹ càng về từng đồng đội là điều không đơn giản. Vậy nên tôi chỉ xin được nhắc đến một vài cái tên, một vài kỷ niệm, nhớ về một thời đã qua, nhân Ngày truyền thống 65 năm của TTXVN.

Được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba mà Đảng, Nhà nước trao tặng đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Ngành và đơn vị là vinh dự to lớn đối với mọi thế hệ cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân viên của các đơn vị tiền thân và của Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn (KTTT) ngày nay.