Thứ năm, ngày 25/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Đôi điều về chuyện học nghề ở Vnews


(05/12/2012 11:24:40)

Một kênh thông tin chính luận chuyên biệt mà lúc khởi nghiệp có đến già nửa đội hình là tân binh, chưa thạo việc truyền hình. Nghe thật lạ đời, nhưng đó là sự thực ở Vnews - Truyền hình Thông tấn.

Tất nhiên đây là chuyện đặng chẳng đừng. Bởi ai chẳng muốn có một đội ngũ cán bộ PV tinh thông chuyên môn nghiệp vụ. Vậy vấn đề là ở đâu? Kể từ lúc Thủ tướng Chính phủ đồng ý để TTXVN có kênh truyền hình, đến khi phát sóng thử nghiệm, quãng thời gian có chưa đầy một năm. Trong khi cơ số nhân sự theo định biên của Trung tâm Nghe nhìn- tiền thân của Vnews- trước đây chỉ vài ba chục.

Nhà báo Isabelle Malivoin, trưởng nhóm biên tập kênh TV5 (Pháp) hướng dẫn PV Truyền hình thông tấn dẫn chương trình

Nói vòng vo một chút chuyện cũ, để vào thẳng đề, rằng các PV, BTV của Vnews phần lớn phải qua "cổng trường" tự đào tạo của Truyền hình thông tấn (THTT) để trưởng thành. Truyền hình quả là loại hình báo chí đặc thù, khi các công đoạn sản xuất đều gắn với giá thành, chi phí.  Nếu vì lí do gì đó mà tin, phóng sự hay một cuộc phỏng vấn chẳng may gẫy đổ, thì chẳng những PV chịu thiệt thòi, mà "nhà đài" cũng phải liên đới "thiệt hại". Không một biên tập viên "cao tay ấn" nào có thể "phù phép" biến một tác phẩm truyền hình từ dở thành ổn, từ không đủ chất lượng thành phát sóng ngon lành, một khi những yếu tố tiên quyết như hình ảnh, âm thanh có vấn đề, chứ chưa nói đến nội dung, chủ đề, ngôn ngữ của tác phẩm.

Trong một môi trường đòi hỏi cao như vậy, hầu hết các cá nhân mới hội nhập của THTT đều phải tự học để tồn tại. Không có nhiều thời gian cho sự "chín dần" về nghề, bộ máy của THTT đã chạy ngay khi chưa đầy đủ những yếu tố cần và đủ. Một thời "vừa hành quân vừa xếp hàng", nên từ khâu MC cũng sử dụng "cây nhà" là chính. PV, nhiều người chưa biết dựng hình, chỉ biết viết phần lời. BTV, có người chỉ duyệt được phần văn bản, còn hình ảnh phải nhờ người có chuyên môn xem lại. Đã có những quan ngại, đã có những âu lo về đội ngũ tân binh ngày ấy. Thật may là, mỗi lần có trở ngại, va vấp, cả đội lại nhận được sự động viên, bao dung từ ban lãnh đạo. Lãnh đạo bảo, cứ vững tâm làm đi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Chuẩn bị thu hình một chương trình

Sự bao dung nhưng không lơi lỏng ấy đã khiến tất cả lại hối hả, lại miệt mài. Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết. Có thể nói, Vnews có truyền thống tự đào tạo. Nhiều cán bộ, PV có thâm niên hàng chục năm trong nghề báo vẫn học hỏi các em trẻ măng về dựng hình, chỉnh lại văn phong từ báo viết sang báo hình. Thao tác phải học rất nhiều, từ xây dựng format cho một chuyên mục mới, đến làm vỏ bản tin cho một chương trình phát sóng, từ dựng hình đúng "ngữ pháp" cho đến tư thế ngồi phỏng vấn, cầm mic đứng dẫn hiện trường sao cho chuẩn chỉ. Những PV có nghề của THTT dần trở thành "giáo viên thỉnh giảng". Và một cảnh tượng khá quen thuộc với nhiều anh chị phóng viên cao niên ở các đơn vị, trước khi đi thường trú, đã lên tầng 11 của tòa nhà 79 Lý Thường Kiệt lĩnh hội thêm về phương cách làm truyền hình.

Vừa học vừa làm, nhiều cá nhân ở THTT đã tiến bộ trông thấy. Có những người đã làm các đồng nghiệp truyền hình ngạc nhiên khi kiêm nhiệm nhiều vai, vừa dẫn chương trình vừa biên tập, vừa ghi hình đồng thời viết lời, ghi hình kiêm dựng hình; biên tập làm luôn cả đạo diễn tổ chức sản xuất. Thậm chí có những trợ lý sản xuất có thể dựng hình với tốc độ "phi thường" mà anh em nói vui là nếu có cuộc thi thì có thể lọt vào tốp những người dựng hình nhanh nhất nước. Và cũng không thể không nhắc đến những gương mặt dẫn chương trình được khán giả mến mộ.

Cũng phải nói thêm, Chi hội nhà báo của Trung tâm Truyền hình những năm vừa qua khá bận rộn với những buổi sinh hoạt nghiệp vụ được mở đều đặn. "Nhất thanh, nhì sắc"? Chả hiểu có đúng vậy không khi áp quan điểm thẩm mỹ xa xưa vào giáo trình đào tạo của THTT. Nhưng có một thực tế là các "cua" luyện giọng đọc do Chi hội nhà báo mở luôn thu hút khá đông cán bộ PV, BTV theo học. Kết quả là Vnews đã tạo ra được sự "đa thanh" trong mỗi bản tin chuyên mục; không còn phụ thuộc vào những giọng đọc "đinh" như trước.

Đương nhiên là không có thầy thì khó mà "làm nên". Để giúp những người trẻ được thụ giáo các chuyên gia trong nước, nước ngoài, lãnh đạo kênh tạo điều kiện tối đa cho anh em theo học các khóa đào tạo ngắn ngày do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn tổ chức. Có khi là một, hai buổi thỉnh giảng tranh thủ thời gian của các chuyên gia đến từ các kênh truyền hình uy tín trên thế giới như DW, Reuter khi họ đến VN làm việc. Có khi là những "cua" dự thính, Ban giám đốc liên hệ và gửi các học viên  học ghép các lớp đào tạo nghiệp vụ của các đơn vị bạn hay Hội Nhà báo Việt Nam...

Kể ra đôi điều về chuyện đào tạo của THTT trong tháng 11, khi cả nước hướng về các nhà giáo, không thể không tri ân những người thầy, dù chỉ một ngày, một giờ, đã để tâm truyền dạy kinh nghiệm, tri thức cho những PV, BTV của Vnews. Và chúng tôi còn đau đáu với những gì chưa làm được dẫu đã biết, đã học rồi mà vẫn chưa thể ứng dụng. Nhưng dứt khoát những điều đã "học" sẽ được "hành", chỉ là sớm hay muộn mà thôi. 

Hoàng Giang - Trợ lý Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thông tấn
Theo Nội san Thông tấn, số 11/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Công tác đào tạo, từ góc nhìn của một tòa soạn báo đối ngoại  (05/12/2012 11:17:49)

"SáỪổ háỪỄc" cáỪậa cÃắc nhà bÃắo thÃƠng táỨần (05/12/2012 10:23:00)

Để có một bức ảnh tốt (02/11/2012 11:10:04)

Thông báo: Tuyển chọn tác phẩm tham gia Giải báo chí TTXVN năm 2012 (đợt 1) và hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2012 (02/11/2012 10:41:33)

Giã từ văn phong hàn lâm (02/11/2012 10:27:45)

Ảnh thời sự - hãng lớn vẫn có lúc "tháu cáy" (01/11/2012 16:06:32)

"ẢỒÃằu pháỨặi cáỪẹ thẳồáỪŨng trÃỨ nẳồáỪỈc ngoài là sẳồáỪỈng" (01/11/2012 15:50:35)

Viết chú thích ảnh thế nào cho đúng (01/10/2012 14:19:16)

Chuýằƒn Ä‘ỏằ™ng mỏằ›i ỏằŸ Truýằn hÃơnh thông tỏºƠn (01/10/2012 13:44:53)

Tính chân thật trong ảnh báo chí (29/08/2012 15:22:15)