Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Mong có một đường phố ở Thủ đô mang tên Trần Kim Xuyến


(07/10/2008 09:50:26)

Trong hai cỳằ™c khÃĂng chiỏº¿n hào hÃạng, Ä‘ỏºĐy gian khỏằ•, hy sinh cỏằĐa dÃÂn tỏằ™c, nhỏằ¯ng ngặ°ỏằi làm bÃĂo cỏằĐa TTXVN thỏºưt sỏằ± là nhỏằ¯ng chiỏº¿n sÄâ cÃĂch mỏºĂng, chiỏº¿n Ä‘ỏºƠu bỏº±ng trÃư tỳằ‡, ngòi bút, cÃÂy súng và Ä‘ÃÊ có mỏºãt ỏằŸ khỏº¯p mỏằi miỏằn Tỏằ• qỳằ‘c. Qua hai cỳằ™c khÃĂng chiỏº¿n có hặĂn 260 cÃĂn bỏằ™, phóng viÃên, nhÃÂn viÃên kỏằạ thỳºưt ngÃÊ xỳằ‘ng, mÃÊi mÃÊi không trỏằŸ vỏằ... Hỏằ là nhỏằ¯ng tỏºƠm gặ°ặĂng sÃĂng chói cho chúng ta noi theo. Trong Ä‘ỏằ™i ngÅâ nhỏằ¯ng ngặ°ỏằi lÃưnh thông tỏºƠn đó có nhà bÃĂo TrỏºĐn Kim Xuýº¿n - ngặ°ỏằi phỏằƠ trÃĂch Ä‘ỏºĐu tiÃên cỏằĐa Viỏằ‡t Nam Thông tỏºƠn xÃÊ (VNTTX), nay là Thông tỏºƠn xÃÊ Viỏằ‡t Nam.

            Sách truyền thống của ngành thông tấn có ghi: Trần Kim Xuyến hy sinh trong lúc đang chỉ đạo đơn vị sơ tán máy móc, thiết bị từ đài phát sóng Bạch Mai, Hà Nội về chùa Trầm ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông (nay thuộc TP.Hà Nội) sau khi hoàn thành nhiệm vụ phát đi toàn văn kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ ngày 19/12/1946: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Được biết, tại chùa Trầm  thời điểm đó, Đài TNVN và VNTTX ở chung một nơi, do các ông Trần Kim Xuyến, Trần Lâm và Hoàng Tuấn phụ trách Nha thông tin, trực tiếp chỉ đạo. Khi thực dân Pháp phát hiện đài phát  sóng của ta ở chùa Trầm, chúng đã huy động xe tăng, máy bay cùng bộ binh với một lực lượng hùng hậu từ hai phía: Hà Đông đánh lên và Nhổn đánh sang. Lúc này, đồng chí Trần Kim Xuyến đang xông xáo đến các đơn vị đôn đốc số anh em còn lại khẩn trương đi sơ tán. Chúng dùng liên thanh bắn xối xả làm ông gục ngã. Ông hy sinh đêm mồng 2 rạng sáng 3/3/1947. Cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của ông, nhân dân địa phương bất chấp khủng bố của giặc Pháp, đã long trọng tổ chức truy điệu và mai táng ông ngay tại nơi ông hy sinh là khu vực Đầm Sen (xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ).

            Ngày 23/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo-liệt sĩ Trần Kim Xuyến, nhân kỷ niệm hai năm Ngày toàn quốc kháng chiến. Bản tuyên dương công trạng có ghi: "Là một cán bộ tuyên truyền có tài, trước ngày khởi nghĩa tích cực hoạt động ở giữa thủ đô Hà Nội, mặc dù sự khủng bố, kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, phát xít Nhật, sau đó đã có công lớn xây dựng Nha thông tin (tiền thân của VNTTX và đài TNVN)..."

            Qua 30 năm chiến tranh vệ quốc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, giới báo chí cách mạng Việt Nam có gần 500 người hy sinh anh dũng trên các chiến trường toàn quốc. Riêng cơ quan VNTTX - nơi nhà báo Trần Kim Xuyến là thủ trưởng đầu tiên có hơn 260 nhà báo liệt sĩ, trong đó nhà báo Đinh Túy -Phó Giám đốc Thông tấn xã Giải phóng, hy sinh ngày 21/9/1967 tại Trảng Dầu, tỉnh Bình Long miền Đông Nam Bộ, và người phóng viên trẻ tuổi nhất của TTXGP - Nguyễn Đức Hoằng, quê Bắc Giang, hy sinh ngày 6/8/1974 tại sân bay Lộc Ninh. Nếu Trần Kim Xuyến là nhà báo hy sinh đầu tiên thì Nguyễn Đức Hoằng là nhà báo cuối cùng của VNTTX ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc sắp đến ngày kết thúc.

            Nhân kỉ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/1995), TP.Hồ Chí Minh đã đặt tên đường và một cây cầu mang tên Bùi Đình Túy (tức Đinh Túy) tại quận Bình Thạnh.

            Thiết nghĩ, những nhà báo hy sinh lẫm liệt như Trần Kim Xuyến, cơ quan TTXVN nên chủ động có văn bản kiến nghị Thủ đô Hà Nội dành một đường phố mang tên ông cho tương xứng với sự cống hiến to lớn trong sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

            Càng trân trọng hơn khi được biết bà Nguyễn Thị Lan, mẹ đẻ của nhà báo-liệt sĩ Trần Kim Xuyến đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhân kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà báo-liệt sĩ Trần Kim Xuyến được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

            Ông thật xứng đáng là một người anh hùng của một tập thể hai lần Anh hùng; mãi mãi là người "anh cả" của ngành Thông tấn báo chí cách mạng Việt Nam. 

Hồng Long
Theo Nội san Thông tấn, số 9/2008

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Trình độ ngoại ngữ của phóng viên ảnh còn kém (29/08/2008 09:24:15)

Vô cùng khó! (29/08/2008 09:20:55)

Chính sách và... cuộc sống! (29/08/2008 09:19:34)

Làm thế nào để tin, bài trong nước đoạt cao nhất Giải báo chí quốc gia? (29/08/2008 09:17:02)

Về thể thao và khoa học cần viết thật chính xác (29/08/2008 09:14:59)

Xây dựng một môi trường ngôn ngữ trong sáng, mẫu mực (29/08/2008 09:13:26)

Săn tin và... chép tin! (29/08/2008 09:11:56)

Yomiuri Shimbun nhật báo lớn nhất thế giới (01/08/2008 11:01:55)

"ChiáỨƯn" háỨƯt mÃểnh vÃể thẳồẳắng hiáỪẬu cáỪậa TTXVN và TT&VH (01/08/2008 10:58:41)

3 tiêu chí cần thiết của ảnh tham dự giải báo chí (01/08/2008 10:52:30)