Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Chân dung nhà báo

NICK ÚT: Ảnh báo chí không chấp nhận kỹ xảo


(02/05/2012 17:56:11)

- ĐẳồáỪặc biáỨƯt ÃƠng ẢỔáỨƯn váỪỈi ngháỪẮ bÃắo khÃắ sáỪỈm. CÃỠ lÃơ do gÃể ẢỔáỨởc biáỪẬt khÃƠng, thẳồa ÃƠng?

Nick Út sinh năm 1951 tại Long An, tên thật là Huỳnh Công Út. Ông từng ba lần bị thương trong đời nghề. Từng kinh qua chiến tranh Iraq, Afganistan, nhưng ông vẫn đánh giá chiến tranh Việt Nam là khủng khiếp nhất.

+ Nick Út: Anh ruột tôi, Huỳnh Thanh Mỹ, cũng từng là phóng viên chiến trường của AP. Đầu năm 1966, sau cái chết của anh Mỹ, tôi xin vào làm cho AP với công việc khởi đầu là làm tại "buồng tối" tráng, rửa ảnh, sau mới làm phóng viên. Lúc mới cầm máy còn e ngại, sau ba tháng đi các chiến trường Miền Tây, Campuchia, Lào... tôi dần trưởng thành và chính thức trở thành PV chiến trường của AP. Tôi làm cho AP từ khi 16 tuổi và gắn bó với hãng cho đến ngày nay, 46 tuổi nghề rồi.

Phóng viên ảnh Nick Út nổi tiếng toàn thế giới với bức ảnh chụp cô bé Phan Thị Kim Phúc bị bỏng bởi bom napalm tại huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) ngày 8/6/1972. Lúc đó ông mới 21 tuổi, là PV ảnh của hãng AP. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong số 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, mang lại cho ông giải World Press Photo và giải Pulitzer. Kỷ niệm 40 năm bức ảnh "chào đời", Nick Út trở lại Việt Nam cùng đoàn làm phim của Hãng truyền hình Mỹ ABC News để làm phóng sự về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Nhân dịp này, ngày 13/4, Ban Biên tập Ảnh đã mời Nick Út chia sẻ trải nghiệm của ông trong những năm tháng cầm máy ghi lại những khoảnh khắc dữ dội của chiến tranh, với các PV ảnh TTXVN.

- Trở lại với bức ảnh "Cô bé napalm"- lý do chính của lần trở lại Việt Nam lần này, ông có thể chia sẻ với các đồng nghiệp ở TTXVN về tác phẩm "để đời" này của mình?
+ Nick Út: Khi chiến tranh đang dữ dội, ngày 8/6/1972, đến Trảng Bàng tôi cùng nhiều phóng viên quốc tế chứng kiến và ghi lại hình ảnh hàng ngàn người dân đang chạy khỏi vùng đất này. Trên quốc lộ 1, nhìn lên trời thấy máy bay thả xuống hai trái bom cách nơi chúng tôi đứng chừng 150m. Tôi dùng chiếc máy ảnh hiệu Leica với ống kính tele chụp liên tục, từ lúc thả đến lúc bom nổ. Người đầu tiên chạy ra khỏi nơi bom rơi là một cụ già, rồi nhiều người chết. Bà nội của Kim Phúc bế em bé chừng 1 tuổi (lát sau chết trên tay bà vì bị bỏng napalm). Nhìn trong đám khói đen bốc lên, thấy một bé gái không mặc quần áo đang chạy ra, tôi liền nhào tới chụp. Chỉ riêng quãng thời gian từ lúc bom rơi và Kim Phúc cùng những người khác chạy ra từ đám cháy do bom napalm, tôi chụp hết 8 cuộn phim đen trắng.
Nguyên bản bức ảnh 'cô bé napalm'

- Tình trạng của Kim Phúc sau đó như thế nào, thưa ông?

+ Nick Út: Sau lúc chụp Kim Phúc xong, tôi lấy nước tưới lên người cô bé. Trời lúc đó rất nóng, vết bỏng không được tưới nước sẽ rất rát, dội nước vào cũng đau, nhưng vẫn phải tưới nước. Lúc đó, chỉ có tôi và tài xế. Tôi bế em bé lên xe và bảo chở đến bệnh viện. Trên xe, cô bé luôn miệng kêu "Cháu chết mất chú ơi".

- Và bức ảnh được đăng tải ngay sau đó?

+ Nick Út: Đưa Kim Phúc đến bệnh viện địa phương xong, tôi trở về Sài Gòn tráng phim. Nhìn bức ảnh, các đồng nghiệp AP của tôi lúc đầu đều nghĩ rằng bức ảnh khỏa thân sẽ khó đăng tải. Tuy nhiên, biên tập viên vẫn quyết định gửi gấp bức ảnh về AP tại Mỹ để quyết định. Và, bức ảnh đã được đăng tải trên tất cả các trang nhất và trang bìa của các tờ thời báo và tạp chí tại Mỹ với hình ảnh nguyên bản. Sau khi bức ảnh được đăng, đã có hàng loạt cuộc biểu tình xảy ra để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trên phạm vi toàn thế giới. Người ta đều có chung một nhận xét "Chưa bao giờ thấy một bức ảnh chiến tranh nào thê thảm như thế". Bức ảnh đó đã góp phần rất lớn để thế giới thấy được bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nick Út (ngồi giữa) cùng cán bộ, phóng viên, biên tập viên Ban Biên tập Ảnh tại buổi giao lưu

Năm 2002, chiếc máy ảnh Leica M2 mà hồi đó tôi dùng để chụp bức ảnh "Cô bé napalm" đã được Viện bảo tàng Khoa học London (Anh) mượn để triển lãm với dòng giới thiệu: "Đây là chiếc máy ảnh đã làm thay đổi cách bạn nhìn về thế giới". Hiện nay, nó đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Báo chí ở Washington D.C (Mỹ).

- Quan điểm của ông về ảnh báo chí, đặc biệt là ảnh thời sự như thế nào?

+ Nick Út: Phải trung thực, không được sử dụng kỹ xảo photoshop để làm thay đổi nội dung, bản chất vấn đề. Hơn 40 năm làm việc cho AP, tôi tuyệt đối trung thành với điều đó. Có hai câu chuyện về đề tài này: Một là, một phóng viên báo Los Angeles Times chụp ảnh một người lính đang cầm súng ở chiến trường Iraq, thấy sau lưng anh ta có nhiều dây điện chằng chịt, phóng viên đã dùng photoshop xóa dây điện đi. Sau khi đăng tải, độc giả phát hiện ra việc ảnh bị sửa, kết quả là anh phóng viên bị đuổi việc. Thứ hai là trường hợp PV làm việc cho hãng Reuter chụp ảnh máy bay Israel bổ nhào ném bom ở Liban. Thấy khói trên bức ảnh đó nhạt, anh ta dùng photoshop để làm khói đen thêm, và kết quả với anh ta cũng giống như PV tờ Los Angeles Times nói trên.

Nick Út cùng Kim Phúc gặp Nữ hoàng Anh Elizabeth tại buổi khai mạc triển lãm trung bày chiếc máy Leica M2 của Nick Út năm 2002 ở Viện bảo tàng Khoa học London

- Sự kiện nào khiến ông thấy tiếc nhất khi làm phóng viên chiến trường?

+ Nick Út : Đó chính là sự kiện giải phóng Sài Gòn 30/4/1975 mà tôi không có mặt. Khi xem truyền hình Philippin đưa tin, tôi cứ xuýt xoa mãi vì bỏ lỡ cơ hội ghi lại những khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa tại mảnh đất mà bao năm tôi gắn bó với nghề.

- Ông nhận xét gì về ảnh báo chí Việt Nam hiện nay ?

+ Nick Út: Tôi thường xuyên xem ảnh của các phóng viên Việt Nam, ảnh thời sự, ảnh phong cảnh. Tôi thấy ảnh báo chí Việt Nam đẹp, đoạt nhiều giải hơn ảnh của các hãng tin khác trong khu vực.
- Xin cám ơn nhà báo Nick Út!

Nhân vật trong bức ảnh " Cô bé napalm" - Phan Thị Kim Phúc, hiện là Đại sứ hòa bình của Liên hiệp quốc, đang cùng chồng và hai con sống tại Toronto (Canada).

NGUYỄN QUANG HẢI (ghi) 

Theo Nội san Thông tấn, số 4/2012

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:

Trần Ấm - Nhà báo hết lòng với nghề, với đời (28/02/2012 16:00:53)

Nhớ Lương Nghĩa Dũng - Tay máy với những bức ảnh rực lửa anh hùng (17/01/2012 12:09:02)

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà báo Wilfred Burchett: Người nhảy vào lửa để tìm ra sự thật (22/11/2011 15:12:37)

Minh Trường - nhà nhiếp ảnh thế hệ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" (11/10/2011 09:28:18)

Nhớ thương nhà tuyên huấn - nhà báo Phạm Dân! (04/08/2011 17:39:01)

Phương Hoa "sức sống Trường Sa" (12/07/2011 15:28:08)

Cơ duyên & sự khổ luyện (12/07/2011 15:19:51)

Chuý»‡n nhà báo Ngọc Châu (13/06/2011 15:13:55)

Anh Sáu Cang đã trở lại cánh rừng xưa (13/04/2011 16:23:12)

Kim Hùng: Nhà báo, nghệ sĩ và chiến sĩ quốc tế (04/03/2011 17:23:02)