Thứ tư, ngày 03/07/2024

Truyền thống

Nếu được hỏi "Thông tấn xã trong bạn như thế nào?", bạn sẽ trả lời ra sao? Với riêng tôi, câu trả lời đến từ những câu chuyện rất cụ thể. Tôi chắc rằng những câu chuyện đó sẽ theo mình suốt những năm tháng làm việc tại đây, rồi sau này, tôi cũng sẽ kể lại cho con cháu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, VNTTX - nay là TTXVN đã cử hàng trăm phóng viên (PV) và điện báo viên vào các chiến trường. Riêng ở khu V, ngay từ khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28/8/1959), dù chưa thành lập Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) khu V nhưng PV Võ Thế Ái của VNTTX đã được cử về Quảng Ngãi viết tin, bài gửi ra Hà Nội.


Hướng tới sự kiện trọng đại - kỷ niệm "sinh nhật" 70 năm ngành thông tấn, nhằm lưu giữ hồi ức, kỷ niệm sâu sắc về những con người và dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử hình thành, phát triển của cơ quan thông tấn quốc gia; tập hợp sâu rộng những tâm sự, chia sẻ về bước đường trưởng thành, qua đó khẳng định những đóng góp của ngành thông tấn cho đất nước, cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời vun đắp niềm tự hào, lòng yêu ngành, yêu nghề của các thành viên trong "đại gia đình thông tấn", từ tháng 9/2014, TTXVN tổ chức cuộc thi viết "Thông tấn xã trong tôi". Đối tượng tham gia là toàn thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên ở khắp mọi miền Tổ quốc, đang công tác trong ngành và cả các cán bộ hưu trí hoặc đã chuyển sang đơn vị khác.

Nếu tính từ khi bắt đầu bước chân vào VNTTX học lớp đào tạo điện báo viên, tháng 8/1968, đến lúc về hưu, trên cương vị là Trưởng Phân xã TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2013, thì đã vừa tròn 45 năm tôi sống và làm việc trong ngành thông tấn. Nếu có một ghi nhận kỷ lục dành cho những người có thâm niên lâu nhất trong ngành, thì tôi là một trong số các ứng viên.

“Đại bản doanh” của hãng thông tấn quốc gia ở số 5 Lý Thường Kiệt, thủ đô Hà Nội tràn ngập niềm vui trong những ngày mùa thu tháng Tám. Liên tiếp các sự kiện trọng đại, Đại hội tổng kết phong trào thi đua yêu nước 5 năm và Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 được tổ chức tại đây cùng các hoạt động triển lãm, giao lưu, văn nghệ, thể dục thể thao… diễn ra sôi nổi trên khắp mọi miền ngay trước thềm lễ kỷ niệm “sinh nhật” lần thứ 70 TTXVN.

Những kỷ niệm buồn vui từ thuở mới bước vào nghề, đến những chuyến đi xuyên rừng, xuyên Việt rồi chắp bút tái hiện những câu chuyện thời sự trong xã hội thành những tác phẩm được vinh danh ở "sân chơi" giải báo chí... Đó là những mốc son quan trọng và cũng là những kỷ niệm thật ngọt ngào của tôi, một người làm báo trẻ ở TTXVN.

Tôi rất tâm huyết một câu nói của nhà báo người Mỹ Frank Tyger: "Khi bạn yêu thích công việc của mình, ngày nào cũng là ngày lễ".

Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi lớp sinh viên mới ra trường chúng tôi thi đỗ vào Khóa 20, khóa đầu tiên của TTXVN được thi tuyển rộng rãi sau thời gian khá dài công tác nhân sự "im ắng". Thế là chúng tôi gia nhập làng báo thông tấn.

Một ngày nắng gắt đầu tháng 7 năm 2013, có một vị khách gõ cửa Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn. Đó là bác Phạm Nho Nghĩa, cựu cán bộ ngành năm nay đã gần 90 tuổi. Mồ hôi còn đẫm lưng áo, bác đã với tay, lôi từ trong chiếc túi khoác bên người ra một bọc to. Cả Trung tâm xúm lại.