Thứ năm, ngày 04/07/2024

Truyền thống

Ðúng vào thời điểm tháng 10 này, cách đây 43 năm, nhà báo Ðinh Trọng Quyền - nguyên phóng viên Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung bộ, nguyên Phó Trưởng Ban biên tập tin Trong nước, đã có những trải nghiệm không bao giờ quên ở mặt trận Quảng Ðà. Nội san Thông tấn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc kỷ niệm“khắc cốt ghi tâm” của ông.

Sau khi tham gia đánh bại trận càn Đông Dương của trùm chiến tranh Nixon (năm 1967), cơ quan Thông tấn xã giải phóng (TTXGP) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo toàn lực lượng, phương tiện, thủ trưởng Võ Nhân Lý (tức ông Vũ Linh, Bảy Lý) gợi ý: "Nên có bữa tiệc mừng công khao quân". Ông chỉ đạo thêm: Chủ yếu căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ quy định, tận dụng "công nhà" và "của rừng" - không được xin thêm kinh phí.

Nhà báo Dương Đức Quảng nguyên là PV Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nguyên Phó Trưởng ban tin Trong nước, Phó Tổng biên tập báo Tuần Tin tức, TTXVN; nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí Văn phòng Chính phủ. Nhân kỷ niệm 52 năm thành lập TTXGP Trung Trung bộ, ông gửi đến NSTT bài viết kể về một vài kỷ niệm đối với nguyên Quyền Giám đốc Cơ quan đại diện TTXVN tại Đà Nẵng Triệu Thị Thùy, và giới thiệu một bài thơ của bà.

Ðầu tháng Tư năm nay, cơ quan phát động đợt hiến tặng hiện vật để làm dày thêm kho truyền thống của ngành, tạo nền tảng cho việc xây dựng phòng truyền thống TTXVN ở “nhà mới” số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Sau đó, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn- đơn vị được giao thực hiện công tác truyền thống của ngành- đã nhận được nhiều cuộc gọi đầy nghĩa tình và tinh thần trách nhiệm từ các bác hưu trí, thân nhân gia đình liệt sĩ thông tấn và một số cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong ngành. Thế là nhóm “truyền thống” chúng tôi lên đường, trân trọng đón nhận hàng chục kỷ vật quý giá từ những “tấm lòng vàng” với cơ quan.

Học hỏi từ chính đối tượng viết báo của mình. Đó là bài học nghiệp vụ mà nhà báo kỳ cựu Phạm Nhật Nam, Phó Giám đốc Cơ quan đại diện TTXVN tại TP HCM, rút ra sau bốn thập kỷ "theo nghiệp bút báo" của mình. Từng đưa thông tin về hoạt động của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà báo Phạm Nhật Nam nghiệm thấy, mình đã thu nhận được nhiều từ các "đối tượng phản ánh". Dưới đây là hai mẩu chuyện nhỏ mà ông tâm đắc và muốn chia sẻ với độc giả Nội san thông tấn:

Nhân dịp kỷ niệm 65 ngày Thương binh- Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2012), Đảng ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức buổi lễ mít tinh, dâng hương tưởng nhớ tới các liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Từ nhiều năm nay, mỗi độ tháng Bảy về, Đặng Thanh Khiết, Trần Ấm và tôi lại muốn viết bài về liệt sĩ Nguyễn Đình Cước, một đồng đội, đồng nghiệp, người bạn thân thiết ở tổ tin TTXGP. Nhưng mãi chúng tôi chưa viết được, vì hai lý do: Anh về TTXGP một thời gian ngắn ngủi (1966 - 1967) đã hy sinh và lý lịch của anh không có trong lưu trữ của Phòng Tổ chức Cơ quan đại diện TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh. Năm nay, kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, cũng là 45 năm ngày anh hy sinh (21/9/1967), tôi đã tìm đọc lại sách báo, hỏi bạn bè từng học chung với anh, đến gặp gia đình anh và lục cả trong ký ức của mình những kỷ niệm, để viết những dòng tưởng nhớ này.

Trong cuốn sách “Chân dung các nhà báo liệt sĩ” của Hội Nhà báo Việt Nam, xuất bản năm 1996, tên anh được trân trọng ghi: Huỳnh Minh Ngọc, sinh năm 1949. Quê quán Kỳ Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam. Cơ quan Thông tấn xã Giải phóng Khu V; hy sinh năm 1972 tại Diêu Bình, Ðắc Tô, Kon Tum trong một trận chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng. Một mình anh đã đánh đuổi một đại đội địch.

LTS: Là cơ quan báo chí có trên 260 liệt sĩ, chiếm quá nửa số nhà báo- liệt sĩ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) có ý nghĩa rất sâu sắc đối với TTXVN. Nhân 65 năm ngày kỷ niệm thiêng liêng này, Nội san Thông tấn xin giới thiệu chùm bài viết về một số liệt sĩ thông tấn, như một nén tâm hương tưởng nhớ những người đã xả thân vì nước.

Khu du lịch Bình Quới, bán đảo Thanh Đa vào mùa mưa. Vùng đất thẳm xanh, tươi mới cho chúng tôi cảm giác phấn khích khi bước vào buổi họp mặt 40 năm lớp phóng viên chiến trường GP.10. Bên sông Sài Gòn, một căn nhà mái lá lộng gió gợi nhớ mái tranh ngày nào của vùng nông thôn Bắc bộ, nơi lớp học sơ tán.