Chủ nhật, ngày 07/07/2024

Trao đổi - Thảo luận

Thế mà đã sắp đến giỗ đầu nhà báo lão thành Lê Lâm. Ông về cõi người hiền ngày 27/12/2007, để lại một khoảng trống vắng trong đội ngũ những người làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo của ngành thông tấn.

Trong các cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, chuyện nào cũng hay, chuyện nào cũng xúc động, vì cuộc đời Bác là tấm gương trong, lý tưởng sống của Người là vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Trước hết, cần phải nói rằng viết tắt là việc làm hết sức cần thiết trong soạn thảo văn bản phục vụ hoạt động giao tiếp, đặc biệt là ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Đối với các từ hay cụm từ được sử dụng lặp lại nhiều lần trong một văn bản, viết tắt không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức mà còn giúp đáp ứng yêu cầu về trình bày văn bản do hoàn cảnh thực tiễn đặt ra (chẳng hạn, diện tích hạn chế hoặc cần đảm bảo sự hài hoà, cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ trong một bối cảnh giao tiếp nhất định v.v.).

Ở một chừng mực nào đó, thực tế việc viết và biên tập tin, bài ở TTXVN hiện nay có thể nói là đáng lo ngại. Nhiều phóng viên, biên tập viên tùy tiện, thích viết hoa thì viết hoa, thích viết thường thì viết thường, câu cú không cần chủ ngữ, sử dụng các dấu chấm, dấu phẩy... chẳng đúng chỗ. Có cảm giác là người viết, người biên tập chỉ quan tâm đến cái ý mình định thông tin. Cẩu thả đã trở thành bệnh mãn tính, cẩu thả từ phía phóng viên lẫn biên tập viên.

Tại sao các tác phẩm báo chí của TTXVN chưa một lần đạt giải cao trong hai lần trao giải Báo chí quốc gia, trong khi chúng ta có nhiều thế mạnh không thể phủ nhận? Nếu như câu hỏi mà đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Liên chi hội nhà báo TTXVN đặt ra trong bài viết đăng trên NSTT số tháng 6/2008, khiến các phóng viên, biên tập viên tin trong nước hay phóng viên ảnh băn khoăn một, thì có lẽ các biên tập viên mảng thông tin quốc tế phải băn khoăn gấp mười.

Tôi là người "yêu Thông tấn" lắm! Phải tự khẳng định ngay từ đầu như vậy vì sau đây có thể bị hiểu ngược lại. Là bởi, không như một số đồng chí khác, trên cương vị "phóng viên thường trú ngoài nước", tôi không quá áy náy về việc mấy năm gần đây tin quốc tế đối nội của ta không với tới vòng chung kết Giải báo chí quốc gia. Nhưng giả sử giải thưởng ùn ùn kéo về thì tôi mới thấy... lạ.

Những tác phẩm báo chí đoạt giải trong những năm gần đây phần lớn gắn với bình luận quốc tế. Trong xã hội thông tin tự do, đa dạng hóa, dấu ấn cá nhân hoặc một nhóm người có khả năng tác động dư luận hay dự báo, dự đoán chính xác ngày càng được chú ý. Tuy nhiên, trong tương lai những bài viết từ hiện trường, mang hơi thở cuộc sống, dấu ấn cá nhân dần dần sẽ xuất hiện nhiều hơn trong hệ thống giải báo chí.


Từ tháng 4 đến tháng 10/2008, Chi nhánh Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn (BDNVTT) tại TP.Hồ Chí Minh đã mở được 5 lớp huấn luyện nghiệp vụ báo chí và bồi dưỡng kiến thức nhằm tăng cường hiệu quả tác nghiệp cho các phóng viên thuộc 23 phân xã (PX) từ Ninh Thuận đến Cà Mau và các nhu cầu khác của cán bộ, nhân viên thuộc Cơ quan đại diện TTXVN tại TP.Hồ Chí Minh (B2).

Đội ngũ làm báo của chúng ta đông, có nhiều thế mạnh, không thua kém các báo khác. Nhưng vì sao nhiều năm qua chúng ta không đoạt được giải cao Giải báo chí quốc gia? Một câu hỏi không chỉ cho lãnh đạo mà cho toàn thể đội ngũ phóng viên đang công tác tại các ban biên tập, tòa soạn báo và các phân xã trong và ngoài nước, trong đó có tôi.