Thứ ba, ngày 19/03/2024

Nâng tầm vị thế hệ thống phân xã

Mỗi khi tuyết rơi lạnh/Trên nhánh mai cành đào/Là vác máy cầm mic/Quay tết Việt kiều ta.

Ba năm của một nhiệm kỳ thường trú nước ngoài sẽ rất dài, rất vất vả và cả rất nhớ nhà nữa... Ngày nào còn tự nhủ lòng như thế, vậy mà chớp mắt tôi đã đi được gần một nửa quãng đường, công việc không còn bỡ ngỡ như ngày đầu. Và nhờ vào công nghệ thông tin, giữa tôi và người thân, bè bạn, dường như không còn khoảng cách. Những tháng ngày công tác ở nước ngoài, điều tôi tâm đắc nhất chính là câu chuyện "3 trong một"...

Với tin văn bản hay tin ảnh, người phóng viên có thể "độc lập tác chiến" nhưng với tin hình, sự phối hợp là một yếu tố quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng của một tin, bài truyền hình. Với trải nghiệm trong những lần đưa tin về làn sóng biểu tình "Chiếm Trung tâm" đang diễn ra tại Hong Kong, tôi đã rất "thấm" kinh nghiệm này.

Gần một năm bước chân vào ngôi nhà Thông tấn, số bài học mà tôi có được trong suốt thời gian qua đã nhiều lên trong cuốn nhật ký cá nhân và sổ lưu sản phẩm. Tôi nghĩ, nếu đi hết cuộc đời với nghề báo thì sẽ có rất nhiều khoảnh khắc, sự kiện để nhớ; nhưng chắc chắn, trong ký ức tôi sẽ mãi in sâu khoảng thời gian "chân ướt chân ráo" làm quen với nghề, với ngành.


Về nhận nhiệm vụ ở Cơ quan thường trú An Giang chưa lâu, nhưng những chuyến đi công tác vùng biên giới đã giúp tôi mở rộng tầm mắt về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân địa phương. Dù là dân tộc Chăm, Khmer, Hoa hay Kinh, những con người mà tôi từng gặp ở những vùng đất "trĩu nặng phù sa" này, đều dành cho tôi nụ cười tươi rói và tấm tình nồng hậu.

Tôi định dùng từ "trời Tây" để nói về những miền đất ngoài Việt Nam. Ở những nơi đó, cánh phóng viên nước ngoài chúng tôi đang nỗ lực cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho cơ quan, cho đất nước, cũng như các anh chị phóng viên trong nước. Nhưng cách thức có hơi khác.

Tác nghiệp hiệu quả trong vụ chìm phà Sewol, lại thực hiện khá tốt công tác xã hội, tận tình hỗ trợ thân nhân một "cô dâu Việt"- nạn nhân trong thảm họa lịch sử này - phóng viên Phạm Duy Tuyển của Cơ quan thường trú (CQTT) TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc, chia sẻ về những ngày tất tả thực hiện "nhiệm vụ kép" ở xứ "Kim chi".

Chính thức trở thành một trong năm CQTT trọng điểm của TTXVN từ ngày 1/1/2014, CQTT Yên Bái đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức thông tin trên địa bàn tỉnh cũng như phối hợp với các CQTT của ngành tại các vùng chiến lược tổ chức và triển khai các tuyến thông tin chung trong địa bàn hoạt động; tăng cường và hỗ trợ khi có yêu cầu.

Trưa ngày 8/3, khi tôi cùng chị em Sứ quán Việt Nam bước ra khỏi khu triển lãm đồ thủ công mỹ nghệ của Malaysia, chuẩn bị đi liên hoan mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ thì chuông điện thoại reo. Mở ra mới thấy 8 cuộc gọi nhỡ của Ban Thư ký Biên tập và đồng nghiệp cùng Cơ quan thường trú (CQTT) Nguyễn Chí Giáp. Hóa ra trong khu triển lãm ồn ào, tôi không nghe thấy chuông. ‘’A lô, chị ơi, có vụ máy bay Malaysia mất tích... ‘’ Giáp gọi. Kể từ hôm đó, chúng tôi lao vào cuộc "săn đuổi" tin tức.