Thứ ba, ngày 19/03/2024

Để TTXVN đạt giải cao

Là một trong năm cơ quan thường trú trọng điểm của TTXVN, cùng với công tác thông tin, trong 5 năm qua, CQTT Hà Nội đã đoạt gần 20 giải báo chí, trong đó có hai giải C Giải báo chí Quốc gia; bốn giải C Giải báo chí TTXVN; một giải Nhất, một giải Nhì cuộc thi viết về “Hợp tác xã kiểu mới” do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức. Chi hội Nhà báo CQTT Hà Nội được trao giải Đơn vị có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự Giải báo chí TTXVN năm 2016.

Cách đây tròn một năm, trong bài viết "Công tác thông tấn nhìn nhận qua Giải báo chí quốc gia", đăng trong Nội san Thông tấn số ra tháng 6/2008, nhà báo Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Liên chi hội nhà báo TTXVN đã đặt câu hỏi:

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tối 21/6 vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ trao giải cho các tác giả đoạt Giải báo chí quốc gia 2008. Có 52 tác phẩm được giải trong đó có 3 giải A, 12 giải B, 37 giải C và 28 giải Khuyến khích. TTXVN đoạt 3 giải C và 1 giải Khuyến khích.

Nếu xét theo thứ tự ưu tiên, theo tôi, một phóng viên thường trú ở nước ngoài, trước hết phải thông thạo tiếng của nước sở tại, sau đó đến ngôn ngữ quốc tế thông dụng ở địa bàn; rồi nếu biết thêm được nhiều thứ tiếng khác càng tốt. Và cũng rất thuận lợi cho tác nghiệp nếu phóng viên thông thạo địa bàn.

Phóng viên trẻ hãy đừng băn khoăn nghĩ rằng mình còn "non" mà ngại ngần. Nên thể hiện mình với sự đam mê nghề nghiệp, dám lăn xả vào cuộc sống để tìm tòi, phát hiện. Chỉ có vậy mới có được những tác phẩm chất lượng, đủ tự tin tham dự các giải báo chí của Ngành và của Quốc gia.

Bạn đã bao giờ tự suy ngẫm, trải lòng và đặt cho mình câu hỏi: Mình có phải là người tự tin hay không? Và mình có khả năng làm được các tác phẩm lớn để có thể tham gia dự thi và đoạt Giải báo chí Quốc gia? Những câu hỏi trên, thiết nghĩ, có muôn trạng lời giải đáp, nhưng trong đó chắc chắn vẫn có những câu trả lời đại loại rằng: Do cơ chế nên các tác phẩm báo chí khó có cơ hội đoạt giải. Và cũng rất ít người dám "phong" cho mình là người tài, có đủ tự tin. Đấy, quả thật là lối đánh giá "không chết ai" mà lại giải thoát bản thân ra khỏi vòng vây áp lực.


Những tác phẩm có sức lay động lòng người là những tác phẩm người viết viết bằng trái tim, người đọc cũng đọc bằng trái tim. Đó là những tác phẩm Dễ nhớ và Khó quên. Tôi cho rằng khi nào TTXVN "đông" những tác phẩm như thế thì sẽ chiếm nhiều giải cao ở các giải báo chí.

Điểm qua những bài được giải, ta thấy thông tin đối ngoại của nước ta nói chung và của TTXVN nói riêng mang mục đích phục vụ tuyên truyền là chính. Nếu tin, bài đối ngoại được giải thì cũng là "ăn" giải ở điểm này. Và không cứ tin đối ngoại, tin đối nội cũng nhiều lần đoạt giải cao sau những chiến dịch tuyên truyền (mang tính thời vụ), ví như các vấn đề người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhân quyền, tôn giáo.

Tại sao các tác phẩm báo chí của TTXVN chưa một lần đạt giải cao trong hai lần trao giải Báo chí quốc gia, trong khi chúng ta có nhiều thế mạnh không thể phủ nhận? Nếu như câu hỏi mà đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Liên chi hội nhà báo TTXVN đặt ra trong bài viết đăng trên NSTT số tháng 6/2008, khiến các phóng viên, biên tập viên tin trong nước hay phóng viên ảnh băn khoăn một, thì có lẽ các biên tập viên mảng thông tin quốc tế phải băn khoăn gấp mười.