Thứ ba, ngày 19/03/2024

Chân dung nhà báo

Đinh Quang Thành sinh ra tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, là em ruột nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Đinh Đăng Định, người may mắn có 15 năm là phóng viên chuyên trách chụp ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chiến khu Việt Bắc và sau hòa bình ở Thủ đô Hà Nội. Đinh Quang Thành bước vào nghề nhiếp ảnh và được Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đào tạo trở thành phóng viên ảnh từ đầu những năm 1960. Năm 2022, nhà báo Đinh Quang Thành vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước với cụm tác phẩm ảnh Địch phá ta cứ đi.

Phòng truyền thống TTXVN hiện đang lưu giữ một hiện vật vô cùng đặc biệt. Đó là tấm bia mộ được đúc trong những năm chiến tranh ác liệt, khắc tên Dũng sỹ diệt cơ giới Trần Ngọc Đặng (1945 -1967), phóng viên Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP). Nội san Thông tấn xin trích giới thiệu hồi ký của nhà báo Vũ Tiến Cường về người đồng đội của mình. Ông cũng là người đã trực tiếp khắc chữ trên tấm bia đặc biệt này.

Đó là một ngày đầu Đông hơn 20 năm trước, “tổ văn công” chúng tôi được Tổng giám đốc TTXVN Đỗ Phượng gọi lên gặp. Đây là lần đầu chú gọi cả nhóm lên một lúc như vậy. Mấy đứa nhìn nhau không rõ chuyện gì nhưng đều cảm thấy có điều gì đó rất quan trọng, liên quan đến công việc sau này.

Cách đây tròn một năm, ngày 8/10/2017, trong tiết thu Hà Nội, một trái tim đã ngừng đập, một nhà báo lão thành đã ngừng tay bút, một nhà lãnh đạo xuất sắc của TTXVN, một đảng viên 70 năm tuổi Đảng đã mãi ra đi ở tuổi 88. Trái tim đó mang tên Đỗ Phượng.

Anh Trần Thanh Xuân và chị Mai Thị Trình quen nhau trong thời gian tham gia phong trào của Tổng hội sinh viên Việt kiều tại Pháp. Chị thấy ở anh, một chàng trai hiền hậu, lịch lãm, đặc biệt tiếng nói dịu dàng, dễ thương. Anh Xuân là người ít nói, tính tình trầm lặng, thông minh, có trí nhớ rất tốt. Tư duy khoa học nên nói năng chính xác đến từng câu, từng chữ, sắp xếp công việc hợp lý.

Nhà báo mà tôi kể ra đây chắc không nhiều người biết nhưng riêng tôi vẫn nhớ vì anh là thủ trưởng của tôi gần hai năm công tác ở Sơn La. Đó là anh Lương Văn Mạnh, thuộc lớp phóng viên “công nông binh” của TTXVN, như anh vẫn tự nhận. Từ trong những chuyện đời thường, tôi thấy ở anh có tính hài hước rất cao, một nhà báo... humour!

“Rồi, bình minh cũng rất êm/Có một ngày em đi về phía cũ/Chẳng nhìn tôi, như mây nhẹ ngang trời…”. Miên man như làn gió trên sông, những vần thơ, tiếng lòng của một phóng viên trẻ, lan tỏa trong ký ức của nhiều người suốt nhiều ngày qua.

Sau dòng nước dữ ngày 11/10, hôm nay dòng suối Thia (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã trở lại dáng vẻ yên bình vốn có. Cây cầu Ngòi Thia gãy nhịp rồi cũng sẽ được nối lại. Nhưng câu chuyện về chàng phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư, công tác tại Cơ quan thường trú TTXVN tại Yên Bái hy sinh vì những dòng tin nóng thì có lẽ không chỉ hôm nay, ngày mai mà mãi sau này nhiều người còn nhắc tên anh - như một điển hình về niềm đam mê nghề nghiệp, nghị lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn và cả những ước mơ thiện nguyện cao đẹp.

​​​​​​​Thế là “làng” báo thông tấn chúng ta lại thêm một người con nữa của quê hương Cụ Hồ về với Cụ. Lần này là ông Phạm Quế Lâm, nguyên Trưởng Ban biên tập tin Thế giới. Ông ra đi, khép lại 90 năm thăng trầm một đời người, trong đó có hơn 70 năm sống và làm việc với trách nhiệm của một người cộng sản và gần 40 năm làm báo chuyên nghiệp.

Học tập suốt đời là một phẩm chất cao đẹp, không chỉ mang lại sự hiểu biết mà còn trang bị những kiến thức cần thiết phục vụ cho cuộc sống, công tác. Không chỉ học ở nhà trường, học từ những người đi trước truyền dạy… mà tự học là điều cần thiết và rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức.