Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Chân dung nhà báo

Nhà báo Trần Ấm đã vĩnh biệt chúng ta khi vừa chạm ngưỡng 72 tuổi đời, hơn 45 năm tuổi nghề, 40 năm tuổi Đảng, giữa lúc ngòi bút vẫn còn tràn trề xung lực. Ông đột ngột ra đi lúc 10 giờ 15 phút ngày 23/12/2011, chính ngày mà trước đó tròn 72 năm, ông đã cất tiếng chào đời. Trong ngôi nhà của ông nơi Khu tập thể Mai Hương, trên bàn làm việc, những dòng chữ trong một trang bản thảo vẫn còn tươi mực, những bức ảnh chưa kịp cắt cúp vẫn nằm đó... Chỉ có tấm rèm buông lơi trên cửa sổ run lên trong cơn gió chiều, se sắt. Thật bất ngờ và đau xót!

Cách đây tròn 60 năm, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng (1934 - 1972) của Thông tấn quân sự đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị, để lại một di sản ảnh chiến tranh quý báu. Để tưởng nhớ nhà báo liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng, Nội san Thông tấn xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Chu Chí Thành - người một thời sát cánh với ông.

Wilfred Burchett là nhà báo nước ngoài đầu tiên mà tôi biết khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là năm 1966 hoặc 1967, tôi được xem bộ phim tài liệu có tên "Nhà báo Úc Bớc-sét ở vùng Giải phóng" và trong tôi đọng lại hình ảnh ông nhà báo Tây trong bộ bà ba đen giản dị, sống hòa nhập giữa những người du kích và nhân dân ở vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tác giả của bức ảnh bộ đội trèo đèo xuyên hẻm núi có những tia nắng lọc qua sương mờ rọi lên vai - "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" - đã vĩnh viễn ra đi ngày 18/8 vừa qua. Ông là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Minh Trường, người đã nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2006.

Ngày 14/7/2011, một đồng chí lão thành cách mạng, người con của vùng quê Gia Khánh, Ninh Bình nhưng đã có trên nửa thế kỷ gắn bó với Sài Gòn- Chợ Lớn và miền Nam Thành Đồng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của TTXVN sau ngày miền Nam giải phóng, cựu Phó Tổng Giám đốc kiêm Phó Tổng biên tập TTXVN Phạm Dân (tức Phạm Thận, Ba Hương) đã về nơi an nghỉ cuối cùng.

Những ngày giữa tháng 6/2011, khi chúng tôi đang tròng trành trên tàu HQ 996 cùng đoàn thân nhân ra thăm cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa thì Phương Hoa đón tin vui: Nhóm ảnh "Sức sống Trường Sa" đoạt giải B- giải cao nhất thể loại ảnh báo chí tại Giải báo chí Quốc gia 2010.

Dân làm báo ở Quảng Ngãi và nhiều nơi gọi nhà báo thông tấn Nguyễn Đăng Lâm là "Nguyên soái". Không ít người lại gọi ông là "máy ủi chính hiệu Nhật Bản", "ủi" từ tin đến phóng sự, "ủi" từ ảnh sang truyền hình, lấn sân sang cả... ảnh nghệ thuật. Mà lạ thật, lĩnh vực nào ông cũng "chơi", không những"chơi được" mà còn "chơi ngon". Riêng với tôi, ông vừa là thủ trưởng vừa là người thầy, người anh nể trọng và gần gũi, gắn bó...

Tuy là đồng nghiệp nhưng tôi xin phép được gọi nhà báo Đặng Ngọc Châu là "bác", vừa để tỏ sự kính trọng với lớp người đi trước, vừa là sự gần gũi, thân mật giữa hai thế hệ.

Đầu xuân Tân Mão vừa qua, tôi sững sờ khi nhận được tin báo từ miền Nam: Anh Sáu Cang đã vĩnh viễn ra đi!

Trong tâm tưởng của rất nhiều đồng nghiệp, cố nhà báo Kim Hùng là phóng viên ảnh có tâm với nghề, ham say công việc, luôn có mặt ở những điểm nóng trong nước, thời bình cũng như thời chiến để ghi lại những hình ảnh, sự kiện lịch sử. Ông còn có vinh dự được tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi thăm các quốc gia hoặc tham dự các hội nghị quan trọng khu vực và quốc tế.