Thứ sáu, ngày 26/04/2024

Tìm hiểu báo chí

Mỗi năm cứ tới độ này, những cơn gió heo may lại thổi lên một nỗi nhớ trong tôi. Nhớ Thu Vàng của tranh Lê-vi-tan, nhớ những bài hát Nga đắm say lòng người:

Những bức ảnh của ông đã góp phần đánh thức dư luận Mỹ và các nước phương Tây khác về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Sau khi chiến tranh chấm dứt, sự nghiệp của Griffiths vẫn tiếp tục gắn bó với Việt Nam... Ông quan tâm đến nỗi đau nơi các nạn nhân chất độc da cam và nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc xây dựng lại đất nước".

Nghệ sĩ Phạm Thính sinh năm 1935 tại Đức Phổ, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Anh tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, là liên lạc của một đơn vị bộ đội địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954, anh tập kết ra Bắc, theo học tại Phân viện học sinh miền Nam ở Hà Nội. Tháng 5/1965, khi đang làm luận án tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh được Ủy ban thống nhất tuyển chọn học lớp báo chí đặc biệt do VNTTX huấn luyện (khóa 4), rồi lên đường vào miền Nam công tác từ năm 1966.

Danh hiệu báo dễ chịu nhất được đông đảo bạn đọc bình chọn cho Tạp chí Reader’s Digest bởi những ưu thế: Thông tin chính xác, hấp dẫn, thái độ tôn trọng công luận, giá cả phải chăng, mức phổ biến rộng rãi, lối hành văn giản dị, dễ đọc, không đòi hỏi người xem phải có trình độ tiếng Anh cao. Theo kết quả thăm dò, tỷ lệ độc giả cảm thấy thoải mái khi đọc Reader’s Digest tại nhà chiếm 73% (tỷ lệ tương ứng với báo Yahou Zhoukan là 43,5%, Time 41,2%, Newsweek 38,8%, Asiaweek 37,6%, Far Eastern Economic Review 29,2%...). Tạp chí Reader’s Digest ra đời năm 1922, hiện được phát hành bằng hơn 20 thứ tiếng.

Hầu hết giới lãnh đạo ngành công nghiệp báo in Mỹ đều nhận thức được rằng "con quái vật" khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu và sự bành trướng ngày càng mạnh của internet là hai nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều tờ báo in nổi tiếng biến mất trên thị trường, trong khi những tờ khác đang phải vật lộn để tìm kiếm cơ hội tồn tại. Dẫu biết như vậy, nhưng cuộc chiến giải cứu báo in không phải chuyện đơn giản như thò tay vào túi. Đến nay, giới lãnh đạo báo in Mỹ vẫn đang loay hoay tìm lối thoát.

Sau một thời gian dài âm thầm hình thành, năm 2007, "con quái vật" khủng hoảng kinh - tế tài chính toàn cầu bắt đầu "lộ rõ hình hài" tại Mỹ và phát triển với tốc độ chóng mặt. Đến nay, nhiều quốc gia và vô số tập đoàn thuộc nhiều lĩnh vực đã và đang điêu đứng với "con quái vật" này. Ngành truyền thông, đặc biệt là truyền thông Mỹ cũng chịu chung số phận, khi một loạt tập đoàn và nhiều tờ báo nổi tiếng hoặc phá sản, đình bản in, hoặc đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì thua lỗ.

Bức ảnh đăng trên tạp chí Time (Mỹ) của phóng viên ảnh Anthony Suau vinh dự giành giải thưởng danh giá "Bức ảnh của năm" trong cuộc thi Ảnh báo chí thế giới 2009. Ảnh báo chí thế giới của năm (Anthony Suau - Mỹ, Time): Sĩ quan cảnh sát Robert Kole đang cảnh giác cực độ tiến vào một ngôi nhà bị tịch thu để thế nợ tại thành phố Cleveland, bang Ohio ngày 26/3/2008, nhằm đảm bảo không còn ai cố tình ở lại. (ảnh bên)

Được tin anh Nguyễn Văn Hạng (tức Ba Đỗ) từ trần và đã về an nghỉ tại quê hương Hóc Môn, Bà Điểm, cái nôi của cách mạng miền Nam, tôi thật sự buồn và nhớ vô cùng một nhà báo đáng kính, một cán bộ suốt đời vì sự nghiệp thông tấn!

Gần như tất cả các tờ báo Nga đều hiện diện trên Internet. Nội dung báo mạng cũng tương tự như các phiên bản báo in. Nội san Thông tấn xin giới thiệu địa chỉ một số tờ báo lớn của Nga cùng mục đích, tôn chỉ tóm tắt của chúng. Trừ một số ít địa chỉ phải trả tiền truy cập, còn với đại đa số ta được tự do đọc và có thể tải về tin, bài tùy thích.

Cùng với Ban Giám đốc KPL, anh trăn trở tìm phương thức làm việc sao cho "được lòng, được việc và được cán bộ". Không chỉ chăm lo công việc chung, anh còn là cây bút giỏi đảm đương những bài tổng hợp tình hình, những bài bình luận, xã luận qua mỗi mùa chiến dịch.